(TSVN) – Hỏi: Bạt để lót nuôi tôm bị nhớt nhiều, có lớp màng nhầy trên bạt. Làm thế nào để xử lý hiệu quả nhớt bạt này?
(Phạm Văn Bách, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng)
Trả lời:
Nhớt bạt là lớp màng nhầy trên bạt ao nuôi tôm do đạm trong thức ăn hòa tan, xác tảo tàn, chất hữu cơ, nhớt tôm lột, các loại dinh dưỡng, thuốc… có trong nước gây nên. Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm lót bạt thường xử lý nhớt bạt theo cách thủ công là sử dụng lao động chà bạt, biện pháp này có thể xử lý nhớt bạt một cách tạm thời nhưng tình trạng tái nhớt bạt xảy ra liên tục; ngoài ra việc lội xuống ao chà bạt cũng không đảm bảo vệ sinh ao nuôi, có thể xảy ra thủng bạt nếu không cẩn thận… Điều này cũng gây thiệt hại không nhỏ nếu không xử lý đúng cách, tăng chi phí xử lý ao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm ngược vào ao nuôi. Sử dụng men vi sinh trong xử lý nhớt bạt đem lại hiệu quả cao hơn, thời gian xử lý nhanh và bền vững với môi trường. Sử dụng men vi sinh thường xuyên góp phần ổn định chất lượng nước ao và hình thành hệ vi sinh vật có lợi trong ao. Ngoài ra, khi sử dụng các dòng men vi sinh chuyên dùng để xử lý chất thải hữu cơ trong suốt vụ nuôi nhằm giảm tích tụ bùn tối đa. Để phòng ngừa nhớt bạt ao nuôi cần có hệ thống lắng, lọc để loại bỏ chất thải trong nước cấp trước khi nuôi tôm. Thiết kế hệ thống xiphong ở đáy ao giúp gom tụ chất thải tại trung tâm ao, dễ dàng loại bỏ chất thải định kỳ trong quá trình nuôi tôm. Lựa chọn thức ăn của nhà sản xuất uy tín, phù hợp với loài nuôi và kích cỡ nuôi.
(Ngô Xuân Linh, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên)
Trả lời:
Hiện nay, mô hình nuôi cá “sông trong ao” được nhiều hộ nuôi thủy sản áp dụng. Diện tích ao phù hợp để áp dụng mô hình này từ 7.000 – 20.000 m2, độ sâu ao 2 – 2,5 m. Khu nuôi chủ động nguồn điện (có điện 3 pha hoặc máy phát điện). Đầu tư đồng bộ các thiết bị ngay từ đầu. Diện tích bể nuôi, cần tính toán chính xác thể tích nước trong ao. Khi đã xác định được thể tích ao sẽ tính thể tích của bể và số lượng bể cần xây cho phù hợp. Thông thường tỷ lệ thể tích bể nuôi tương ứng 2,5% thể tích ao. Nếu ao có diện tích 10.000 m2, có thể xây 2 bể nuôi, mỗi bể rộng 125 m2 (dài 25 m, rộng 5 m). Người nuôi cần lắp các máy thổi khí đầu bể để tạo dòng chảy liên tục về phía cuối bể. Cuối bể có tường chắn để giữ phân cá và có hệ thống hút phân ra ngoài nhằm hạn chế ô nhiễm nước ao nuôi. Hai đầu bể có lưới chắn để cá không ra ngoài ao. Sau khi lắp xong các thiết bị, tiến hành thau rửa và vận hành thử. Nếu thiết bị hoạt động tốt, cho nước vào và thả cá.
(Đỗ Tương Lâm, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An)
Trả lời:
Thức ăn tự nhiên của cá tra giống là trứng nước và các loại động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước. Và thức ăn công nghiệp với cách tính thức ăn cho 1 triệu cá bột: Tuần đầu tiên trộn hỗn hợp theo liều lượng trong 1 lần ăn như sau: Bột đậu nành với số lượng 250 g; bột sữa cá với số lượng 250 g; cho cá ăn 4 lần/ngày vào lúc 7h, 10h, 16h, 20h. Cho ăn bằng cách hòa tan hỗn hợp trên vào nước rồi tạt đều khắp mặt ao. Tuần thứ 2: Cho cá ăn 4 lần/ngày vào lúc 7h, 11h, 16h, 20h. Mỗi lần cho cá ăn theo hỗn hợp thức ăn công nghiệp đậm đặc dạng bột, có độ đạm 40% được cung cấp từ các cơ sở có đăng ký chất lượng với liều lượng 0,5 kg/lần ăn, 200 g sữa bột để duy trì thức ăn tự nhiên trong ao. Mỗi ngày tăng lượng thức ăn thêm 20% so với ngày trước tùy theo mức độ bắt mồi của cá mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Hòa tan hỗn hợp trên vào nước rồi tạt đều khắp mặt ao. Tuần thứ 3 sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp loại thức ăn dạng miếng có kích thước vừa cỡ miệng của cá, độ đạm từ 35 – 40%, cho ăn 3 – 4 lần/ngày. Tuần thứ 4 trở đi sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có kích thước vừa cỡ miệng của cá, độ đạm từ 30 – 35%, cho ăn 3 lần/ngày và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau 30 ngày, bắt đầu lọc cá để giữ cho cá đồng hạn chế ăn nhau, bảo đảm mật độ 150 – 200 con/m2.
Ban KHKT