(TSVN) – Chi phí thức ăn chiếm đến 50 – 70% tổng chi phí sản xuất trong nuôi tôm thâm canh (Rumsey, 1993). Sử dụng thức ăn chất lượng tốt và phù hợp góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ càng được cải thiện hơn nếu như việc cho tôm ăn được quản lý và kiểm soát một cách chặt chẽ trong suốt quá trình nuôi.
Thực tế cho thấy, một số lầm tưởng về dinh dưỡng cho tôm vẫn tồn tại khiến người nuôi chưa tối ưu hóa được chi phí đầu tư cũng như lợi nhuận đạt được sau mỗi vụ nuôi. Cụ thể như:
Điều này có thể lý giải bởi cơ chế sinh học trong hệ tiêu hóa của tôm, cấu trúc hệ tiêu hóa của tôm rất đơn giản nên thời gian thức ăn đi qua đường tiêu hóa rơi vào khoảng 25 phút đến hơn 1 giờ tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Do đó, khi tôm ăn quá nhiều sẽ làm tăng tốc độ di chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa, hệ quả là thức ăn đi qua đường tiêu hóa chưa kịp được hấp thu do enzyme trong đường ruột không có đủ thời gian để phân giải chất dinh dưỡng. Vì vậy, khi được cho ăn nhiều hơn mức cần thiết thì hệ tiêu hóa cơ học của tôm sẽ chậm lại. Chính vì vậy, tùy theo từng loài và giai đoạn phát triển khác nhau, khẩu phần ăn dành cho tôm cần được thiết kế để cân bằng dinh dưỡng, sử dụng nguyên liệu và thức ăn dễ tiêu hóa, tăng tỷ lệ đạm tiêu hóa để tối ưu việc sử dụng thức ăn… Thêm vào đó, nên chia nhỏ cho ăn nhiều cữ trong ngày sẽ giúp tôm ăn nhiều hơn mà không bị quá tải hệ tiêu hóa.
Nguyên lý của việc này là điều hòa pH, cân bằng vi sinh, hỗ trợ tiêu hóa và rút ngắn thời gian thức ăn ở trong đường ruột, vốn tăng khả năng sản sinh vi khuẩn có hại làm mất cân bằng hệ tiêu hóa và gây các bệnh đường ruột, phân trắng.
Mặc dù enzyme và vi sinh tiêu hóa hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa của tôm, nhưng chúng cần thời gian để phát huy hiệu quả. Về các sản phẩm được thủy phân bằng enzyme, protein đã phân cắt thành các peptide hoạt tính sinh học và axit amin sẽ được hấp thu trực tiếp và gần như hoàn toàn qua thành ruột, như vậy sẽ rút ngắn thời gian và tăng hiệu suất tiêu hóa tối đa.
Sử dụng kết hợp các loại đạm thủy phân cùng với enzyme và men tiêu hóa sẽ tạo hiệu quả cộng hưởng giúp nâng cao hiệu suất tiêu hóa cho tôm. Thêm vào đó mùi vị hấp dẫn làm tăng tính ngon miệng, kích thích thèm ăn cũng là yếu tố quan trọng để tăng tỷ lệ tiêu hóa một cách tự nhiên.
Mùi đóng vai trò dẫn dụ quan trọng đối với tôm; nhất là với giai đoạn tôm còn nhỏ, khả năng ngửi mùi kém nên tăng mùi dẫn dụ cho thức ăn rất quan trọng giúp kích thích tôm bắt mồi nhanh hơn, giảm lượng thức ăn thừa trên nhá – vốn là chất thải hữu cơ có nguy cơ gây ra hơn 60% vấn đề khí độc và ô nhiễm nước trong ao nuôi. Tuy nhiên, cần phân biệt mùi vị hấp dẫn đối với tôm và mùi nặng – vốn xuất phát từ hàm lượng Nitơ bay hơi TVN (Total volatile nitrogen).
Do đó, người nuôi tôm cần thận trọng phân biệt loại dẫn dụ áo ngoài có chất lượng và dẫn dụ áo ngoài nặng mùi kém chất lượng có nguy cơ gây bệnh đường ruột cho tôm. Xu hướng gần đây, các loại sản phẩm dẫn dụ có chất lượng như đạm thủy phân thủy sản, thường gọi là dịch tôm cá thủy phân, có vai trò tác động lên hệ thần kinh, kích thích tính thèm ăn để giúp điều chỉnh lượng ăn vào trong dài hạn một cách an toàn cho tôm. Tuy nhiên, cần lựa chọn đúng loại sản phẩm áo ngoài thức ăn hay sản phẩm dẫn dụ có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo độ tươi và chất lượng, không dựa trên tiêu chí nặng mùi để gây hại đường ruột cho tôm.
Yếu tố môi trường: Lượng ôxy hòa tan và nhiệt độ nước là hai yếu tố chính cần được quan tâm. Tôm giảm ăn khi hàm lượng ôxy hòa tan thấp hơn 4 ppm và ngưng ăn khi thấp hơn 2 ppm. Nhiệt độ nước thích hợp nhất là 28 – 30°C. Khi nhiệt độ giảm đi khoảng 2°C thì lượng thức ăn nên giảm khoảng 30% so với lượng thức ăn trung bình. Nếu hàm lượng ôxy hòa tan và nhiệt độ nước chưa thích hợp thì cần chờ ánh sáng mặt trời chiếu xuống ao ít nhất 1 giờ rồi mới cho tôm ăn bữa đầu tiên trong ngày.
Hoạt động của tôm: Theo dõi cường độ bắt mồi của tôm hàng ngày và số lần cho ăn để điều chỉnh kịp thời. Chài tôm là biện pháp theo dõi thức ăn cũng như kiểm tra sức khỏe tôm tốt nhất, chài trước khi cho ăn 30 phút, kiểm tra ruột tôm, nếu cả ruột tôm có màu thức ăn, thức ăn đang bị dư, nếu ruột tôm vừa có màu thức ăn và màu bùn đen, thức ăn đủ, còn trường hợp toàn bộ ruột tôm màu đen là biểu hiện của việc thiếu thức ăn. Tăng hay giảm thức ăn được điều chỉnh vào ngày hôm sau đúng vào bữa ăn mà hôm trước chài kiểm tra, làm như vậy cho tất cả các bữa ăn sẽ tính được lượng ăn chính xác cho từng bữa.
Phương pháp cho ăn: Tôm thường khu trú cố định và không bơi đi xa để bắt mồi. Do vậy, cần phân phối thức ăn đều trên khắp mặt ao hoặc nơi tôm khu trú; đồng thời, khi bơi tôm thường bơi ngược dòng nước, chính vì thế mà cần rải thức ăn theo dòng nước chảy.
Số lần cho ăn: Do tôm ăn chậm và liên tục nên cần cho ăn nhiều lần trong ngày. Nên chia thức ăn trong ngày ra nhiều lần, tháng thứ nhất khoảng 2 – 3 lần, các tháng sau khoảng 4 – 5 lần là phù hợp.
Thức ăn phải được bảo quản trong khu vực khô ráo, thoáng khí và thông thoáng, nhiệt độ ổn định.
Bao thức ăn đặt trên kệ gỗ, không để trực tiếp trên sàn bê tông hoặc chạm vào tường của các bề mặt xây dựng vì dễ dẫn đến sự phát triển của nấm mốc Aspergillus flavus.
Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vì chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng vitamin và chất béo của thức ăn. Không lưu trữ thức ăn quá 3 tháng sau khi sản xuất.
Không thể sử dụng thức ăn bị loãng, ướt hoặc cũ. Thiệt hại về kinh tế khi sử dụng thức ăn kém chất lượng có thể lớn hơn chi phí liên quan đến việc loại bỏ nó.
Nguyễn Tấn Tài