(TSVN) – Selen (Se) hữu cơ có rất nhiều tác dụng, gồm tăng sức chống chịu stress cho vật nuôi suốt vòng đời và cải thiện miễn dịch. Ngoài ra, còn làm giảm tích tụ selen trong môi trường và tăng tính bền vững.
Selen (Se) là một nguyên tố khoáng vi lượng thiết yếu hỗ trợ vật nuôi suốt giai đoạn sống trong môi trường có các yếu tố stress như: mật độ thả nuôi, áp lực mầm bệnh, mất cân bằng áp suất thẩm thấu và nhiều yếu tố môi trường khác cũng như cách chăm sóc vật nuôi. Khi tôm và cá bị stress, mức độ cải thiện của các gốc tự do ôxy hóa (ROS), thực trạng kháng ôxy hóa và miễn dịch đều dưới mức tối ưu. Ví dụ, một trong những chức năng của Se là hình thành selenoenzyme – chất quan trọng để làm giảm ROS và duy trì tình trạng ôxy hóa khỏe mạnh.
Lợi ích của Se trong thức ăn thủy sản đều được công nhận. Ngoài ra, do xu hướng sử dụng đạm thực vật thay thế dầu cá và bột cá ngày càng tăng, nên hàm lượng Se trong thức ăn thủy sản đang giảm dần hơn 2 thập kỷ qua. Một trong những hậu quả đó là lượng Se trong cơ thể tôm, cá cũng giảm theo (Setancor et al., 2016).
Để khắc phục, các hãng thức ăn thủy sản và người nuôi có thể bổ sung Se hữu cơ và vô cơ vào khẩu phần ăn của tôm, cá. Các dạng hóa học khác nhau thì sinh khả dụng của Se cũng khác nhau. Nhìn chung, động vật không thể kết hợp Se vô cơ trong protein cơ thể, nhưng nếu Se hữu cơ L-selenomethionine thì ngược lại. Chính vì vậy, Se hữu cơ được công nhận tính sinh khả dụng tốt hơn Se vô cơ. Nhờ khả năng lưu trữ và sinh khả dụng cao hơn nên các nguồn Se hữu cơ, như L-selenomethionine (Excential Selenium 4000 do Orffa Additives BV sản xuất) hiệu quả hơn các nguồn Se vô cơ như sodium selenite.
Se hữu cơ tham gia vào nhiều quá trình sinh học có lợi cho hệ thống miễn dịch và chống ôxy hóa. Những hệ thống này sẽ bị tác động tiêu cực nếu bổ sung Se vào thức ăn không đúng hàm lượng. Ngoài ra, Se có lợi cho sức khỏe nhưng lượng Se trong cơ thể tôm, cá giảm sẽ gây bất lợi cho con người vì tôm cá là một trong những nguồn cung cấp Se chủ yếu cho cơ thể con người. Do đó, cần phải bổ sung Se vào khẩu phần ăn của vật nuôi để duy trì sức khỏe cho tôm, cá; đồng thời mang lại lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng khi sử dụng nguồn thực phẩm này.
Tác dụng của Se trong thức ăn đã được kiểm chứng qua thử nghiệm của Prabhu et al (2020) trên cá hồi Atlantic non. Thử nghiệm này sử dụng các nguồn Se khác nhau (hữu cơ; L-selenomethionine Excential Selenium 4000 và Se vô cơ sodium selenite) và hàm lượng Se khác nhau (0,15 – 1,1 mg Se/kg thức ăn) để đánh giá hiệu quả lên hiệu suất tăng trưởng, tình trạng kháng ôxy hóa, lắng đọng Se và tác động lên môi trường (Hình 1).
Hình 1
Theo giả thuyết, khả năng tích trữ cao trong cơ thể của L-selenomethionine đã làm cho nó có khả năng xử lý được tình trạng giảm Se trong khẩu phần ăn của tôm, cá. Khoa học đã chứng minh rằng, bổ sung bất cứ nguồn Se nào cũng đều cải thiện hiệu suất tăng trưởng của vật nuôi, nhưng kết quả ấn tượng nhất về tăng trưởng và FCR được ghi nhận ở nhóm vật nuôi ăn bổ sung L-selenomethionine 0,4 mg/kg. Những kết quả về Se lắng đọng và miễn dịch trong cơ thể thậm chí còn tích cực hơn. Lượng Se trong toàn bộ cơ thể, gan, cơ, huyết tương, thận và tỷ lệ Se gan/thận tăng đáng kể khi tăng lượng Se so với khẩu phần đối chứng không bổ sung Se. Se trong nhiều bộ phận của cơ thể tăng lên chứng tỏ chất này có hiệu lực hơn đối với cá hồi trong giai đoạn stress suốt chu kỳ nuôi và khi Se trong nguyên liệu thô quá thấp. Một dấu hiệu khác chứng minh tình trạng kháng ôxy hóa tăng lên là lượng oxidised glutathione (GSSG). GSSG tăng chứng tỏ stress ôxy hóa tế bào tăng trong cơ thể cá. Tương tự như các quan sát trước đây, bổ sung Se bất cứ nguồn nào đều làm giảm đáng kể GSSG và do đó làm giảm stress ôxy hóa tế bào.
Tuy nhiên, khi so sánh với các nguồn Se khác nhau, L-selenomethionine vượt trội hơn sodium selenite. Cần bổ sung 0,41 mg/kg sodium selenite để có lượng Se đạt nhu cầu, trong khi L-selenomethionine chỉ cần bổ sung 0,17 mg/kg là đã cung cấp đủ lượng Se theo yêu cầu. Với mức hạn chế Se trong thức ăn của cá hồi hiện nay tại EU là 0,5 mg Se/kg thức ăn, lượng bổ sung tối đa 0,2 mg Se hữu cơ/kg. Do đó, bổ sung Se hữu cơ L-selenomethionine thay các nguồn Se vô cơ như sodium selenite tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu tối thiếu cho cá hồi mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của EU.
Prahbu et al. (2020) đã chỉ ra Se vô cơ bị bài tiết nhiều hơn hẳn Se vô cơ. Thay thế Se vô cơ bằng Se hữu cơ sẽ giúp làm giảm lượng Se thải ra môi trường và tăng tính bền vững.
Thử nghiệm trên cá rô phi Nile tại Thái Lan để đánh giá hiệu quả của các nguồn Se và hàm lượng khác nhau lên tăng trưởng tổng thể, tình trạng kháng ôxy hóa và miễn dịch. Thử nghiệm, được thực hiện bởi Wangkahart (2022) cho thấy, hiệu suất tăng trưởng đã được cải thiện đáng kể khi bổ sung L-selenomethionine (Excential Selenium 4000) vào khẩu phần ăn ở các tỷ lệ 1, 3 và 5 mg Se/kg, trong khi đó tăng trưởng không được cải thiện và thậm chí còn giảm nhẹ khi bổ sung Se vô cơ (sodium selenite). Đáng chú ý, tất cả các liều bổ sung trên 0,5 mg Se/kg thức ăn đều được châu Âu cho phép.
Ngoài ra, Prabhhu (2020) cho rằng, mức yêu cầu thực tế của Se trong cá hồi gần 1 mg/kg thay cho mức 0,5 mg/kg. Thử nghiệm của Wangkahart cũng nhấn mạnh điều này: Tăng trưởng tốt nhất được ghi nhận khi các nguồn Se hữu cơ được bổ sung ở hàm lượng 1 mg/kg (Hình 2). Quan trọng hơn, tăng trưởng được cải thiện đáng kể khi Se được bổ sung là dạng hữu cơ L-selenomethionine. Với Se vô cơ, thì dù bổ sung ở hàm lượng cao hơn và thấp hơn cũng không ghi nhận sự cải thiện nào về tăng trưởng. Điều này lại một lần nữa khẳng định L-selenomethionine vượt trội Se vô cơ khi được sử dụng như phụ gia thức ăn trong NTTS.
Hình 2
Dũng Nguyên
Theo Aquafeed