Bệnh sữa do vi khuẩn nội ký sinh Rickettsia like bacteria gây ra trên tôm hùm bông hay còn gọi tôm sao (Panulirus ornatus). Tôm hùm xanh hay còn gọi tôm hùm đá (Panulirus homarus), tôm hùm tre (Panulirus polyphagus)… nuôi lồng.
Khi nhiễm bệnh tôm hoạt động kém, phản ứng chậm, giảm ăn hoặc bỏ ăn. Sau khi nhiễm bệnh từ 3 – 7 ngày, các đốt ở bụng chuyển từ màu “trắng trong” sang mầu “trắng đục” giống với màu của sữa. Mô cơ phần bụng ở những con bị bệnh chuyển sang màu “trắng đục” hoặc “vàng đục”, cơ nhão và có mùi hôi. Gan, tụy chuyển mầu nhợt nhạt và có dấu hiệu hoại tử. Khoảng 10 ngày sau khi, tôm sẽ chết rải rác, có thể chết hàng loạt, tỷ lệ chết lên đến hơn 70%.
Bệnh sữa trên tôm hùm thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 3 – 4 hàng năm và bùng phát mạnh vào tháng 9 – 10 hàng năm. Bệnh thường xuất hiện do tôm hùm ăn phải thức ăn bị ôi thiu, có mang mầm bệnh; từ tôm bị bệnh lây truyền sang tôm khỏe trong cùng một lồng hoặc gián tiếp qua môi trường nhiễm bệnh; từ lồng, bè có tôm bệnh sang lồng, bè khác trong vùng nuôi.
Khi mắc bệnh, tôm hùm sẽ giảm hoặc bỏ ăn nên việc điều trị là rất khó. Bởi, lúc này tôm kém tiếp nhận thức ăn và thuốc. Vì vậy, việc phòng bệnh từ ban đầu là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của vụ nuôi.
Theo một số khuyến cáo từ cơ quan chức năng, cần áp dụng các biện pháp sau để phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm:
Vị trí đặt lồng, bè: Đặt đáy lồng cách đáy biển ít nhất 1m vào lúc mực nước thủy triều thấp nhất. Đặt lồng nuôi tôm ở nơi có độ sâu tối thiểu khi triều thấp là 4m (đối với nuôi lồng găm) hoặc từ 4 – 8m (đối với nuôi lồng nổi). Cách xa các cửa sông để tránh nước ngọt từ sông đổ ra trong mùa mưa làm giảm độ mặn gây sốc hoặc có thể nước sông bị ô nhiễm, có các chất độc hại.
Khoảng cách giữa các lồng, bè: Khoảng cách tối thiểu giữa các lồng trong cùng một bè hoặc cùng một cụm lồng là 1m, khoảng cách giữa các bè hoặc cùng một cụm lồng của 1 cơ sở nuôi không dưới 50m.
Mật độ lồng nuôi: 30 – 60 lồng/ha (đối với lồng có kích thước dài x rộng x cao = 3m x 3m x 1,5m).
Con giống: Lựa chọn tôm hùm giống đạt chất lượng tốt, khỏe mạnh, được cung cấp từ nguồn sạch bệnh. Khi thả giống cần đảm bảo các điều kiện để tôm giống thích nghi với môi trường nước mới, không bị sốc nhiệt độ, sốc độ mặn.
Thức ăn: Chọn thức ăn tươi được bảo quản tốt, sát trùng trước khi cho ăn.
Chăm sóc: Bổ sung vitamin tổng hợp, axit amin, khoáng chất, men tiêu hóa, Beta – glucan… trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm. Theo dõi tình hình sức khỏe tôm, tách riêng cá thể yếu, loại bỏ vỏ lột xác và thức ăn dư thừa hàng ngày. Định kỳ vệ sinh lồng nuôi tránh bị rong rêu bám làm bít lỗ lưới. Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
Từ tháng 2/2022, một nhóm nghiên cứu bao gồm chuyên gia bệnh học thủy sản và nhân viên kỹ thuật Trung tâm Xét nghiệm và Chẩn đoán bệnh VMC Laboratory đã ra các bè nuôi tôm hùm tại vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Qua nhiều chuyến đi lấy mẫu, xét nghiệm nhanh, làm các kháng sinh đồ… cho thấy, việc nuôi tôm hùm vịnh với mật độ dày dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Từ đó, các chỉ tiêu bất lợi tác động lên sức khỏe tôm, cá nuôi như NH3, DO, Vibrio…tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây thiệt hại lớn khi có sự cố môi trường, dịch bệnh xảy ra.
Nhận thấy vấn đề này, công ty VMC Việt Nam đã thực hiện chương trình hỗ trợ dài hạn tầm soát bệnh cho bà con nuôi tôm hùm khu vực thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú yên trong thời gian gần 2 năm. Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ chuyên gia của Hiệp hội nuôi biển Việt Nam (VSA), Sở NN&PTNT Phú Yên và đặc biệt là bà con nuôi tôm hùm tại thị xã Sông Cầu, sau nhiều lần thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã đưa ra Combo sản phẩm phòng bệnh chủ động bệnh sữa do công ty VMC Việt Nam sản xuất.
Sau khi làm các xét nghiệm, xác định nguyên nhân gây bệnh, theo dõi dịch tễ học và làm kháng sinh đồ từ tháng 3/2022, các nhà khoa học đã xác định được loại kháng sinh Doxycycline có hiệu quả điều trị cao đối với vi khuẩn Rickettsia like bacteria. Dưới sự hỗ trợ của chuyên gia bệnh học thủy sản, công ty VMC Việt Nam đã tính liều dùng và sản xuất thành công bộ sản phẩm Combo chuyên dùng “Phòng bệnh chủ động cho tôm hùm”. Combo bao gồm thuốc kháng sinh Doxycycline và các chất tăng sức đề kháng, vitamin, probiotics, chất kết dính.