Xuất thân là một người con của biển Hải Phòng, bố mẹ tôi là cán bộ công nhân viên tại một nhà máy nhựa, từ những năm 1986, khi nghe bố mẹ nói chuyện hệ thống nuôi biển của Na Uy vào đến Việt Nam, tôi đã có hứng thú với câu chuyện này. Việc lớn lên từ biển cả, được nuôi lớn bằng những hải sản tươi ngon mỗi ngày, hưởng lợi những giá trị từ đã tạo nên tôi ngày hôm nay. Ngoài ra, cá nhân tôi cũng nhận thấy ngành hàng hải và thủy sản cũng mang đến những giá trị lợi ích kinh tế. Cho đến năm 2017, khi gặp gỡ các nhà đầu tư quốc tế và nhận thấy mong muốn đầu tư của họ vào ngành nuôi biển của Việt Nam đã dẫn tôi đến quyết định chuyển sang nhánh thứ hai bên cạnh hoạt động chính của Tập đoàn. Theo đó, thay vì STP chỉ cung cấp hạ tầng cho ngành nông nghiệp nói chung thì chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào việc cung cấp cơ sở hạ tầng cho ngành thủy sản, và khi hạ tầng thủy sản trên biển hoạt động được thì chắc chắn trên sông, trên hồ sẽ được.
Điều này thì chắc chắn là có. Có những cái bức xúc, những cái khó chịu, nội tâm của tôi cũng bị thử thách việc nên làm hay nên dừng. Và cũng có những điều mình làm chưa đúng và thất bại. Nhưng khi tôi được chia sẻ nhiều hơn nữa với các bậc lão thành, đặc biệt là các cô chú, anh chị trong Hội Thủy sản Việt Nam, đã truyền cho tôi ngọn lửa khát khao về biển và mong muốn bảo vệ nó hơn nữa. Tất cả những điều đó tựu lại đã khiến tôi lớn và trưởng thành nhanh hơn. Khó khăn trong ngành nuôi biển thì vô cùng nhưng ý chí và nghị lực của con người tại STP chắc chắn là sẽ kiên cường và vượt lên.
Đến hiện nay, tôi chắc sẽ nói đến điều khiến tôi hạnh phúc, chứ chưa dám nói đến tự hào. Về STP, và về cả cá nhân mình, tôi có ba điều muốn chia sẻ. Điều thứ nhất là STP đã định hướng được doanh nghiệp theo hướng ESG, thay đổi được tư duy của mỗi cán bộ đang sống và làm việc tại STP, đồng thời xây dựng được văn hóa “Ngôi nhà hạnh phúc” hay “Ngôi nhà màu xanh” cho nhân viên. STP đã xuất bản cuốn cẩm nang “Tiến trình xanh ngọc” kể về quá trình đi từ “nâu” sang “xanh ngọc – màu của biển cả”. Chính những con người của STP từ nhà máy đến văn phòng đã dần nhận thức được giá trị của sản phẩm mà công ty làm ra. Giá trị chữ S (Social – Xã hội) mà con người STP đã trao cho xã hội.
Điều thứ hai mà tôi cảm thấy hạnh phúc là được đồng hành cùng các bộ, ngành; được lãnh đạo của Bộ NN&PTNT, lãnh đạo ngành thủy sản đã giới thiệu STP tới các đơn vị quốc tế để chia sẻ và gửi gắm những thông điệp của Việt Nam và của STP đến với bạn bè năm châu. Tôi hạnh phúc vì cảm thấy năng lực, hành động và vai trò của mình được tin tưởng, được trao cơ hội và tạo động lực cho tôi đi tiếp những chặng đường khó khăn.
Điều thứ ba tôi nghĩ đơn giản thôi, đó là giá trị kinh tế. Nuôi biển là một trong 8 trụ cột của kinh tế biển, nhiều người nghĩ rằng ngành này đứng thứ 8, nhưng nhìn ở các nước lân cận, nuôi biển đã đứng thứ 3, thứ 4, còn có những nước đi vào chủ lực như Na Uy. Tôi nghĩ tôi đang đi những bước đầu tiên trong việc tìm kiếm vị trí số 1 cho nuôi biển và tôi hạnh phúc vì tạo được công ăn việc làm ổn định cho những người nông dân, công nhân và tạo ra giá trị phát triển bền vững cho kinh tế biển Việt Nam.
Trong suốt thời gian qua, những cơn sóng mà STP đã vượt qua và để được dấu ấn thì có, nhưng để được giá trị thì thực sự chưa có. Đã rất nhiều lần STP phải đối mặt với những thắc mắc từ các cổ đông, các thành viên lãnh đạo trong công ty rằng STP phải xác định rõ mục tiêu. Mỗi năm, chúng tôi phải đi được bao nhiêu bước, nhưng thực sự ngành thủy sản của STP chưa vượt qua được những khó khăn để giúp doanh nghiệp có thuận lợi. Có lẽ thứ khiến tôi và STP cảm thấy có động lực là giúp sản phẩm STP có mặt trên thị trường, chứng minh và khẳng định đây là sản phẩm hạ tầng nuôi biển được nghiên cứu và cải tiến, là sản phẩm bền vững cho người nông dân, các cụm công nghiệp trên biển được đầu tư một cách bài bản và chuyên nghiệp. Đến nay, Việt Nam cũng đã bắt đầu thay thế các sản phẩm bằng tre, gỗ, xốp sang dần các sản phẩm nhựa HDPE. Đấy là những cột mốc đầu tiên của người đi tiên phong như tôi để tự động viên chính mình.
Ngoài ra, còn một cột mốc nữa là khi ý kiến của tôi được tham khảo để chung tay sửa đổi một số yếu tố về cơ chế chính sách của Trung ương, các hành lang pháp lý của một số tỉnh. Sau những chia sẻ đấy đã có những bước làm thay đổi tầm nhìn, đặc biệt là ra được văn bản giúp cho địa phương đó có tiến trình thay đổi phù hợp với sự phát triển của hiện tại.
Trước đó, chúng ta chỉ nói đến khai thác biển, chứ không nhắc đến nuôi biển. Khi đi chia sẻ với người nông dân, tôi vẫn nhận được những câu hỏi như: Nuôi cá trên biển nó bơi đi mất thì làm sao? Rồi thức ăn cho cá trôi đi đâu? Điều này thấy rằng những kiến thức về ngành nuôi biển tại Việt Nam dành cho người Việt Nam chưa có.
Tôi cho rằng chúng ta phải xác định nó là một ngành đưa vào bài giảng trên trường, cho truyền thông rộng rãi tới người dân Việt Nam khi sở hữu diện tích biển lớn như thế nhưng không biết tới khái niệm nuôi biển. Ngoài ra, phương thức đưa nuôi biển vào trong Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Các phương tiện truyền thông chưa kết nối được với nhau. Tôi cũng đã nhiều lần chia sẻ thẳng thật với các bác trên Trung ương rằng nếu cứ đi như thế này thì chỉ đi được một góc thôi, muốn đi xa chúng ta phải đi cùng nhau.
Ngoài ra, một yếu tố khó khăn khác là tài chính. Nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp, của địa phương hầu hết bị suy yếu trong thời kỳ suy thoái và lạm phát gia tăng. Chi phí của doanh nghiệp đang lên rất cao và vô cùng khó khăn. Hiện doanh nghiệp nuôi biển chưa có cơ chế, chính sách vay vốn. Điều này cho thấy chúng tôi đang rất cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và ngân hàng dành riêng cho ngành nuôi biển.
Di sản thực sự mà tôi muốn mang lại là ESG, bảo vệ môi trường, người dân hiểu được giá trị bền vững và đặc biệt là ta phải xây dựng nền tảng trong quản trị số, nền tảng trong học thức và trong tư duy của mỗi người dân Việt Nam. Chúng ta giữ được những giá trị về biển cho thế hệ tương lai, đặc biệt là nghề cá. Yếu tố tôi và STP mong muốn chúng ta cùng chung tay bảo vệ những gì quý báu của biển đảo Việt Nam, trong đó chúng ta cũng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hành lang, lãnh thổ Việt Nam trên biển để cho thế hệ sau vừa biết ơn, ghi nhận và tiếp tục phát triển biển.