EU cho biết sẽ thúc đẩy việc thông qua Hiệp định Cape Town 2012 về an toàn các tàu cá trong Hội nghị bộ trưởng về khai thác hợp pháp và an toàn được tổ chức tại Tây Ban Nha cùng Tổ chức hàng hải quốc tế vào tháng này.
Hiệp định trên sẽ góp phần cải thiện các hoạt động quản lý, giám sát đại dương bằng cách đặt ra những yêu cầu cơ bản cho tàu khai thác cá trên phạm vi toàn cầu. Những quy định này sẽ là công cụ chống lại hoạt động khai thác cá trái phép, không đúng quy định và không khai báo (IUU), giúp phân biệt những tàu cá hoạt động trái phép hoặc không khai báo hoặc tàu cá gian lận để giảm thiểu chi phí như vi phạm luật, gây nguy hiểm cho thuyền viên và không thực hiện an toàn cho tàu cá.
Hiệp định Cape Town 2012 sẽ có hiệu lực 12 tháng sau thời điểm có ít nhất 22 quốc gia với số lượng không dưới 3.600 tàu cá dài từ 24m trở lên đang hoạt động ở những vùng biển sóng to ký chấp thuận thỏa thuận này. Đến nay, mới có 11 quốc gia với tổng số 2.400 tàu cá đã ký chấp nhận thỏa thuận này, trong đó có 6 nước thành viên châu Âu: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha.
Ủy ban châu Âu (EC) nhận thấy cần phải gấp rút thành lập một khung toàn cầu. Hiệp định Cape Town 2012 được phê chuẩn sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng trên toàn cầu kéo theo những lợi ích sau:
– Nâng cao an toàn cho lao động trên tàu cá và ngành tàu cá, một trong những ngành nghề rủi ro cao nhất.
– Hỗ trợ các cuộc chiến chống lại khai thác cá IUU bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn an toàn quốc tế cho các tàu cá.
– Cơ hội để nâng cấp các yêu cầu kỹ thuật hiện nay trong Hiệp định để phản ánh sự phát triển trong quản lý mức độ an toàn của tàu cá.
– Tại châu Âu, cũng như các nơi khác, nghề cá được cho là ngành nghề rủi ro cao. Năm 2017, có 203 vụ thương vong liên quan đến tàu cá và 13 ngư dân thiệt mạng trong các sự cố trên biển. Tỷ lệ thương vong đã giảm đáng kể so với con số 60 người thiệt mạng vào năm 2014. Cải thiện an toàn trên biển là một phần không thể thiếu trong các cam kết của châu Âu về quản lý biển và sinh kế của 150.000 ngư dân cùng gia đình của họ.
– EC cũng đang thực hiện các giải pháp chủ động tại tất cả các vùng biển. Ví dụ, tại Địa Trung Hải, EU đang thành lập học viện khu vực thực sự cùng hợp tác với Cơ quan quản lý nghề cá châu Âu (EFCA). Đây là dự án đào tạo các giám sát viên nghề cá và tiêu chuẩn hóa các thủ tục vận hành giám sát vùng biển.