T3, 01/08/2023 10:01

Chuyển đổi nghề, đảm bảo sinh kế bền vững

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Để đưa nghề khai thác thủy sản nước ta phát triển bền vững, song song với tăng cường quản lý, cơ cấu lại đội tàu khai thác, xử lý những trường hợp vi phạm… thì giải pháp chuyển đổi nghề khai thác thủy sản cho ngư dân nhằm đảm bảo sinh kế là yếu tố then chốt.

Ngày 19/7/2023, Bộ NN&PTNT ra Quyết định số 2888/QĐ-BNN-TS ban hành Kế hoạch của Bộ NN&PTNT triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái. Với mục tiêu tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10/3/2023. Xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; đảm bảo chủ động trong triển khai thực hiện, phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm theo lộ trình để đạt được mục tiêu đề ra. Kịp thời lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án vào các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động có liên quan tại các đơn vị thuộc Bộ, địa phương, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch.

Chuyển đổi nghề phải gắn liền với đảm bảo sinh kế bền vững cho ngư dân. Ảnh: Như Đồng

Theo Kế hoạch, Bộ NN&PTNT giao Cục Thủy sản triển khai, kiểm tra, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Đề án hằng năm. Xác định số lượng hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản cắt giảm hằng năm theo loại nghề và bổ sung hợp lý số tàu cá cho phép đóng mới để đảm bảo đội tàu về ngưỡng bằng khoảng 60% số tàu cá hoạt động tại vùng ven bờ, khoảng 70% số tàu cá hoạt động tại vùng lộng, khoảng 90% số tàu cá hoạt động tại vùng khơi so với thời điểm khi bắt đầu thực hiện Đề án. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn đào tạo nhân rộng các mô hình nghề cá giải trí; các mô hình chuyển đổi từ nghề đạt hiệu quả để người dân biết và tổ chức triển khai thực hiện.

Trong giai đoạn 2023 – 2024 rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khai thác hải sản, công tác đảm bảo chất lượng tàu cá, vùng hạn chế tàu cá được phép hoạt động trên biển. Đặc biệt là quy định quản lý nghề cá giải trí gắn với việc phát triển cộng đồng ngư dân. Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thuỷ sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường hoặc chuyển ra ngoài lĩnh vực khai thác. Xây dựng và triển khai kế hoạch về xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn trong ngành thủy sản phục vụ quản lý nhà nước và phát triển sản xuất thủy sản.

Còn với các địa phương, trong giai đoạn 2023 – 2030 bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương và có cơ chế chính sách cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý nghề khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững. Xây dựng cơ chế đặc thù về cấp giấy chấp thuận đóng mới tàu để thay thế đối với các tàu mục nát, chìm đắm, mất tích, phá dỡ… nhưng phải đảm bảo cắt giảm số tàu trung bình hàng năm tối thiểu từ 1,5% đối với tàu hoạt động vùng khơi, 4% số tàu hoạt động vùng lộng và 5% đối với tàu hoạt động vùng biển ven bờ trên tổng số tàu cá hiện có của địa phương, bắt đầu thực hiện từ năm 2023. Cấp giấy chấp thuận đóng mới theo hướng ưu tiên các nghề thân thiện với môi trường, tàu được cơ giới hóa cao trong các khâu khai thác và bảo quản sản phẩm, sử dụng vỏ tàu bằng kim loại, vật liệu mới; không cấp giấy chấp thuận đóng mới, cải hoán đối với tàu làm nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu cá ngừ.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan:

Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề án tạo sinh kế cho những ngư dân không làm nghề đánh bắt hải sản trên biển nữa. Chúng tôi sẽ thống kê những nhóm đang khai thác ở vùng biển cần bảo tồn để ưu tiên chuyển đổi nghề cho họ trước. Những người này sẽ được hỗ trợ để chuyển sang nuôi trồng thủy sản trên bờ, ven bờ với quy mô hợp tác xã. Ngư dân cũng sẽ được hỗ trợ chuyển sang các nghề khác như làm du lịch biển. Và địa phương giữ vai trò tổ chức mô hình, tập huấn, đào tạo nghề, có chính sách hỗ trợ để ngư dân chuyển đổi nghề phù hợp.

Xây dựng cơ chế đặc thù về cấp giấy chấp thuận đóng mới tàu để thay thế đối với các tàu mục nát, chìm đắm, mất tích, phá dỡ… nhưng phải đảm bảo cắt giảm số tàu trung bình hàng năm tối thiểu từ 1,5% đối với tàu hoạt động vùng khơi, 4% số tàu hoạt động vùng lộng và 5% đối với tàu hoạt động vùng biển ven bờ trên tổng số tàu cá hiện có của địa phương, bắt đầu thực hiện từ năm 2023. Cấp giấy chấp thuận đóng mới theo hướng ưu tiên các nghề thân thiện với môi trường, tàu được cơ giới hóa cao trong các khâu khai thác và bảo quản sản phẩm, sử dụng vỏ tàu bằng kim loại, vật liệu mới; không cấp giấy chấp thuận đóng mới, cải hoán đối với tàu làm nghề lưới kéo, nghề lưới.

Ngọc Hân

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!