Đưa công nghệ cao vào sản xuất cá tra

Chưa có đánh giá về bài viết

Để đưa ngành hàng cá tra phát triển như kỳ vọng, các cấp ngành và địa phương đã đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp; một trong số đó là việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.


Chế biến cá tra tại Tập đoàn Sao Mai Ảnh: LHV

Công nghệ cao “phủ sóng”

Tính đến tháng 6/2018, cả nước đã có 35 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (UDCNC), trong đó Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập 3 khu tại tỉnh Hậu Giang, Phú Yên, Bạc Liêu. Ngoài ra, theo Quyết định 575/2015/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp UDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, 8 khu nông nghiệp UDCNC đang được khẩn trương thực hiện. Khi Luật Công nghệ cao được ban hành, đã có hàng nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển UDCNC trong nông nghiệp từ các doanh nghiệp và địa phương.

Hàng năm, một số tập đoàn, công ty, HTX đã liên kết với nông dân, UDCNC trong nông nghiệp để sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao… Theo đánh giá từ Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 5/2018, dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp UDCNC, nông nghiệp sạch ước khoảng 40.000 tỷ đồng với 14.723 khách hàng.

Tại tỉnh An Giang, đã có nhiều đề tài, dự án được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao; trong đó lĩnh vực thủy sản, với nhiều giống thủy sản có giá trị kinh tế cao đã được các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn tỉnh nhân và sản xuất giống thành công như cá chình nước ngọt, cá heo, cá tra giống… đã góp phần đa dạng hóa nghề nuôi thủy sản của tỉnh.

Đưa vào ngành cá tra

Được biết đến là một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu cá tra, nhiều năm qua, Tập đoàn Sao Mai đã không ngừng đầu tư, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước để đưa công nghệ cao vào chuỗi sản xuất cá tra; nhằm gia tăng hiệu quả cũng như giá trị kinh tế từ các sản phẩm cá tra.

Một trong những sản phẩm điển hình đó chính là dầu ăn cao cấp Ranee được coi là bước đột phá vô cùng quan trọng trong ngành hàng thực phẩm gia vị 100% từ cá tra. Sao Mai đã đầu tư 25 triệu USD xây dựng công trình Nhà máy tinh luyện mỡ cá tra thành dầu ăn đầu tiên trên thế giới. Cùng đó, tiên phong khai thác giá trị tuyệt vời của “con cá tỷ đô” Việt Nam để giúp tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế quốc gia khi giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu chế biến dầu thực vật, đồng thời tăng nguồn thu xuất khẩu từ dầu cá thực phẩm mà Sao Mai là đầu mối.

Có thể thấy, việc Tập đoàn Sao Mai áp dụng công nghệ 4.0 biến mỡ cá tra thành dầu ăn cao cấp không còn xa lạ với tất cả mọi người; đây là một trong nhiều hướng đi tất yếu mà không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực thực hiện. Thực tiễn đã cho thấy, Sao Mai đã đóng góp tích cực thay đổi cục diện cho ngành hàng cá tra theo định hướng phát triển ổn định bền vững. Mới đây, Sao Mai chủ động phối hợp với các nhà khoa học trong nước thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ thiết bị để nâng cao chất lượng dầu ăn và sản xuất shortening, margarine từ mỡ cá tra” và nhận được sự tài trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020. Song song đó, Tập đoàn khẩn trương chuẩn bị thực hiện một số dự án khác nhằm đa dạng hóa các sản phẩm được chế biến từ cá tra như: bột nêm gia vị từ xương – thịt cá tra hay sản xuất cá tra lên men đóng hộp xuất khẩu. Theo kế hoạch đến năm 2020, Tập đoàn sẽ lấp đầy cụm công nghiệp với nhiều dự án: nhà máy chế biến đông lạnh cá tra số 3, nhà máy chế biến bột cá mỡ cá số 2 công suất 200 tấn nguyên liệu/ngày, nhà máy sản xuất các loại bao bì, nhà máy sản xuất shortening margarine từ stearin mỡ cá…

Cùng với đó, Sao Mai cũng là đối tác tin cậy, được UBND tỉnh An Giang lựa chọn thực hiện vùng ương cá tra giống với quy mô khoảng 100 ha, theo mô hình liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao cung cấp giống cho toàn vùng. Theo đó, Tập đoàn sẽ thành lập Trung tâm Nghiên cứu giống cá tra công nghệ cao với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia là các nhà khoa học đến từ các quốc gia hàng đầu về công nghệ sinh học trên thế giới.

>> Theo ông Võ Hùng Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam, chỉ có con đường cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý thì nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL mới phát triển bền vững, trong điều kiện có rất nhiều thách thức cho ngành cá tra Việt Nam như hiện nay.

Thiên Bình

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!