Để đạt được mục tiêu này, ngành cá tra Việt Nam phải vượt qua những thách thức của nội tại và cùng nhau ứng phó với những diễn biến của tình hình thị trường xuất khẩu.
Chế biến cá tra xuất khẩu
Báo cáo tại Hội nghị gặp mặt hội viên Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ NN&PTNT và Hiệp hội; ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch VINAPA cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức thuế cao áp cho cá tra Việt Nam (POR13) và thực thi đầy đủ quy định của Farm Bill từ ngày 1/9/2017 đòi hỏi ngành cá tra Việt Nam phải xem lại và thay đổi để phát triển kịp theo nhu cầu đòi hỏi của thế giới. Nhưng theo ông, những rào cản đó vẫn không đủ sức ảnh hưởng đến cánh cửa xuất khẩu cá tra vào Mỹ vì kinh nghiệm thị trường và chọn phân khúc xuất khẩu đã là “chiến lược” phủ sóng của các nhà cung ứng. Đơn cử như Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia (IDI – thành viên của Tập đoàn Sao Mai) trong những năm gần đây nổi lên như hình mẫu về chiến lược đa dạng hóa thị trường.
Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai cho rằng, để làm được điều khả quan trên, hơn 10 năm qua, IDI đã thể hiện tầm nhìn sáng suốt khi làm chủ được vùng nguyên liệu cá thương phẩm và hình thành chuỗi vệ tinh cung cấp nguồn cá giống chất lượng cao. Vì vậy, IDI có thể hoàn toàn điều tiết và tạo sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu từ Âu sang Á, tăng giá trị kim ngạch và sản lượng cho ngành hàng cá tra Việt Nam.
Giá trị cá tra không chỉ có fillet mà còn có thể chế biến hàng trăm món ăn khác nhau; điều này được IDI khẳng định khi mời nhóm chuyên gia ẩm thực Nhật Bản do bà Nakamuara dẫn đầu cùng với đội ngũ đầu bếp nổi tiếng của các nhà hàng, khách sạn Sao Mai Group; nhóm chuyên gia đã chế biến 10 món ăn từ nguyên liệu cá tra và dầu ăn cao cấp Ranee phục vụ cho hàng trăm thực khách tại hội nghị. Thực đơn Nhật Bản sử dụng nguồn nguyên liệu vùng ĐBSCL đã tạo nên hương vị rất độc đáo và đậm vị mà Ranee là chất xúc tác khiến cho các món ăn trở nên tuyệt vời hơn. Qua động thái này đã khiến cho con cá tra Việt Nam càng nổi tiếng và sẽ chinh phục thêm nhiều thị trường tốt hơn vì giá trị vô giá của nó.
Cũng tại hội nghị, nhiều đại biểu là các nhà quản lý ngành, nhà khoa học và người nuôi cá có chung quan điểm: tuy ngành cá tra có bước thăng trầm theo biến động thị trường thế giới và quy luật cung cầu. Mặt khác, nhìn chung thương hiệu cá tra Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và có thể diện tích vùng nuôi, kim ngạch vùng nuôi còn tăng lên, nhưng lo ngại hiện nay là chất lượng con giống, quy hoạch vùng nuôi, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo môi trường và mở rộng thị trường. Đặc biệt là thị trường nội địa đang là những vấn đề cấp thiết cần có giải pháp căn cơ để phát triển ngành cá tra Việt Nam theo hướng bền vững và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhấp cho người nuôi và doanh nghiệp kinh doanh, chế biến xuất khẩu.
>> Năm 2018 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (2016 – 2020) của ngành thủy sản, VINAPA dự kiến phát triển diện tích thả nuôi cá tra thương phẩm từ 5.000 – 5.500 ha, sản lượng trên 1,3 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt từ 1,82 – 2 tỷ USD. |