Ngay từ cuối tháng 8, trả lời phỏng vấn báo chí, bà Hồ Thị Kiểng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Chế biến thủy hải sản xuất nhập khẩu Thiên Phú (Bạc Liêu) cho biết, nếu đầu tháng 9 tình hình dịch bệnh được kiểm soát, doanh nghiệp đủ điều kiện và tăng công suất hoạt động trở lại thì cơ hội mở ra là rất sáng sủa.Còn nếu không thay đổi thì doanh nghiệp sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn.Nguy cơ gãy đổ chuỗi sản xuất, xuất khẩu là điều khó tránh khỏi.
Cùng với đó, hoạt động thả nuôi tôm lại có chiều hướng giảm.Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau, cho biết lượng giống thả nuôi chỉ đạt khoảng 30 -40% so với cùng kỳ năm trước, thậm chí nhiều khu vực người dân không dám thả tôm giống.
Như vậy, “Nếu chống dịch tốt, hết giãn cách xã hội, sản xuất trở lại bình thường thì cũng sẽ thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng”, ông Lê Văn Quang nhận định.
Với ngành hàng cá tra, từ tháng 7 tới nay, công suất chung của toàn ngành chỉ còn ở mức 10-20%. Trong đợt dịch lần thứ tư này, doanh nghiệp cá tra hứng chịu đầu tiên, có tới 50% doanh nghiệp tại một số địa phương vùng trọng điểm phải đóng cửa, cá tra nuôi quá cỡ do nhà máy ngừng hoạt động hoặc giảm mạnh công suất. Chưa kể, cá nuôi kéo dài, mật độ cao nên dẫn đến tình trạng số lượng chết lớn…
Bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP, cho biết do phần lớn doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất nên dù nhu cầu cá tra trên thị trường hiện khá lớn, nhưng doanh nghiệp không tận dụng được cơ hội, khiến kim ngạch xuất khẩu sụt giảm mạnh.Kim ngạch xuất khẩu cá tra trong tháng 8/2021 giảm 28,5% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cá tra trong tháng 9 có thể giảm trên 30%. Khả năng hồi phục chậm nên nhiều doanh nghiệp sẽ mất những đơn hàng cuối năm và không dám nhận những đơn hàng mới.
Đồng quan điểm, ông Trương Đình Hòe,Tổng thư ký VASEP, cũng cho rằng xuất khẩu chỉ phục hồi khi các doanh nghiệp chế biến cá tra khôi phục sản xuất, tăng công suất trở lại, lúc đó giá cá tra nguyên liệu cũng sẽ tăng lên.