TS. Lê Thanh Lựu: Thủy sản là một trong những trụ cột của ngành nông nghiệp. Bên cạnh những khó khăn, thách thức từ thị trường, thiên tai, dịch bệnh, ngành thủy sản của Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức rất lớn, đó chính là biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, ngành thủy sản đang nỗ lực chuyển mình sang kinh tế xanh và để làm được điều đó thì việc cần làm nhất lúc này là giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản.

Cũng giống như nhiều ngành kinh tế khác, năng lượng giữ vai trò thiết yếu chiếm một phần lớn trong chi phí sản xuất, tất cả các lĩnh vực trong ngành thủy sản đều phải dùng đến năng lượng, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. 

Trong hoạt động khai thác thủy sản, các khâu hậu cần, các loại động cơ trên phương tiện tàu thuyền đánh bắt cá đều phải sử dụng năng lượng. Nuôi trồng cũng vậy, các loại máy móc, phương tiện phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi thủy sản cũng tiêu tốn một lượng lớn năng lượng. Cuối cùng là khâu chế biến thủy sản, đây là hoạt động sử dụng nhiều máy móc, đặc biệt là hệ thống làm lạnh, cấp đông, sử dụng rất nhiều năng lượng.

Tôi cũng xin lưu ý rằng, hiện nay có một số có mô hình nuôi trồng thủy sản đặc biệt như nuôi quảng canh hoặc tôm – rừng, tôm – lúa. Những mô hình này hầu như không sử dụng năng lượng trực tiếp, song vẫn sử dụng năng lượng một cách gián tiếp ở một số giai đoạn trong quá trình nuôi dưỡng.

Cần phải hiểu rằng, sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm chính là giải pháp hiệu quả nhằm giảm phát thải kính nhà kính trong sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đưa ngành thủy sản phát triển theo hướng xanh, bền vững.

TS. Lê Thanh Lựu: Tôi đồng ý với quan điểm đó. Ngành thủy sản của nước ta có tiềm năng lớn trong việc tiết kiệm năng lượng. Mặc dù chi phí cho năng lượng của một số lĩnh vực trong ngành thủy sản chiếm chưa tới 30% giá thành sản phẩm, có lẽ đây là con số sơ tính, song so với bằng chung thì 30% là một con số rất lớn. 

Nếu tính toán cặn kẽ, kỹ càng, áp dụng nhiều biện pháp thì chúng ta có thể đưa tỷ lệ này giảm xuống còn 15%, qua đó đạt được tiến bộ lớn trong việc tiết kiệm năng lượng. 

Trước đây, theo tính toán của các chuyên gia, khoảng 20 năm trước, mức độ nuôi thâm canh thủy sản ở nước ta chưa cao, chi phí năng lượng khi đó chỉ chiếm khoảng 7-10%. Tuy nhiên, hiện nay hình thức nuôi thâm canh ngày càng phổ biến, cùng với đó là việc sử dụng nhiều thiết bị, máy móc…đã kéo theo chi phí năng lượng tăng cao. 

TS. Lê Thanh Lựu: Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, trước tiên là phải gắng với tiến bộ khoa học, công nghệ. Có những công nghệ tiên tiến giúp giảm thiểu được việc sử dụng năng lượng hoặc tiết kiệm được năng lượng. Ví dụ về việc nuôi tôm, trước đây nhiều hộ dân đã sử dụng các thiết bị như motor, cánh quạt, trục quay có hiệu suất thấp nhưng lại có lượng tiêu thụ điện năng cao, làm quá tải lưới điện, song hiện tại thay thế gối đỡ chữ U bằng gối đỡ con lăn, vận động hộ nuôi tôm chỉnh đồng trục động cơ và dàn quạt tạo ôxy nuôi tôm để tiết kiệm điện.

Thứ hai là giảm lượng thức ăn, vì thức ăn cũng đòi hỏi nguồn năng lượng rất lớn trong khâu chế biến, kéo theo chi phí lớn. Chúng ta có thể cải thiện chất lượng thức ăn; hoặc quản lý chế độ cho ăn, chỉ cần giảm được 0,1 trong hệ số chuyển đổi thức ăn đã là điều đáng mừng. 

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) được hiểu là người nuôi cần tốn bao nhiêu kg thức ăn để có 1 kg tăng trưởng của thủy sản. Việc giảm FCR luôn là mục tiêu của ngành Nuôi trồng thủy sản trên thế giới và là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Giảm FCR đồng nghĩa với việc giảm chi phí nuôi, giảm ô nhiễm môi trường… và do đó mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho người nuôi cả trước mắt và về lâu dài. Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ thả, tỷ lệ sống, chất lượng con giống, môi trường nước nuôi, công nghệ nuôi, phương pháp cho ăn, chất lượng thức ăn, động vật ăn thịt ở khu vực nuôi.

Thứ ba, áp dụng mô hình kinh tế tuần toàn nhằm giảm phát thải. Nguyên tắc cốt lõi của kinh tế nông nghiệp tuần hoàn là giảm chi phí, tiêu thụ nguyên liệu đầu vào, giảm phát thải đầu ra, chế biến và tái sử dụng chất thải; từ đó tạo ra chu trình khép kín giữa các lĩnh vực… Ta có thể hiểu rằng, những bước sau trong mô hình này sẽ giảm bớt lượng phát thải cho bước trước, giảm bớt công đoạn xử lý phế thải (công đoạn sử dụng nhiều năng lượng) hoặc biến phế thải trở thành đầu vào cho ra những sản phẩm khác. Toàn bộ phế thải trong nuôi trồng thủy sản có thể trở thành những sản phẩm có ích. Ví dụ, sử dụng bùn đáy ao thành phân hữu cơ cho trồng trọt.

Thứ tư, cần chọn đối tượng nuôi phù hợp với từng vùng miền. Do biến đổi khí hậu, tần suất, cường độ và phạm vi ảnh hưởng của thiên tai đã làm thay đổi phương thức hoạt động sản xuất, buộc phải có cách giải quyết và ứng phó kịp thời với sự tác động của biến đổi khí hậu mang tính liên vùng.

Trong lĩnh vực khai thác chế biến, chúng ta cần có các biện pháp khai thác an toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhất là khi khai thác phục vụ xuất khẩu sang các quốc gia, khu vực có yêu cầu, chất lượng khắt khe như: Châu Âu, Hoa Kỳ… Hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo (IUU) là vi phạm pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế, làm mất uy tín hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt nam và đời sống ngư dân của 28 tỉnh, thành ven biển.

Một giải pháp tối ưu mà tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản bao gồm khai thác, nuôi trồng và chế biến có thể áp dụng đó là năng lượng tái tạo. Không cần phải dùng nhiều mỹ từ để nói về tính hiệu quả mà năng lượng tái tạo mang lại không chỉ cho riêng ngành thủy sản mà là toàn bộ nền kinh tế.

Các tàu thuyền có thể đặt những tấm pin năng lượng mặt trời trên nóc để phục vụ cho hoạt động khai tác thủy sản. Các khu vực nuôi trồng, chế biến thủy sản cũng có rất nhiều điều kiện để phát triển năng lượng tái tạo nhằm phục vụ sản xuất. Bản thân tôi cũng đang hỗ trợ một số cơ sở chế biến thủy sản lắp đặt điện mặt trời áp mái, và nhận thấy hiệu quả mà nó mang lại là rất lớn. Chỉ riêng việc lắp đặt pin mặt trời lên mái nhà đã giúp nhiệt độ trong nhà máy giảm 3 – 4 độ C.

Bên cạnh đó, những máy móc cũ trước đây rất hao năng lượng. Chúng ta có thể cân nhắc sử dụng các dây chuyền sản xuất, máy móc tiên tiến hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm năng lượng.

Trong tương lai gần, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bao gồm ngành thủy sản sẽ bị kiểm soát rất chặt chẽ về “dấu chân carbon”. Do đó, chúng ta cần nhìn nhận một cách nghiêm túc, sẵn sàng thay đổi để bắt kịp xu hướng, tránh bị loại khỏi “sân chơi” quốc tế.

Chắc chắn, thời gian tới, tín chỉ carbon sẽ được áp dụng. Hiện Nhà nước đã yêu cầu 2.400 doanh nghiệp kiểm toán phát thải carbon. Năm tới, số lượng doanh nghiệp phải kiểm toán phát carbon sẽ lên gấp khoảng 10 lần, và chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa trong những năm tiếp theo. Đó là điều cần thiết để Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. 

TS. Lê Thanh Lựu: Việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió vào hoạt động nuôi trồng thủy sản sẽ kéo giảm lượng khí thải. Những nguồn năng lượng này có thể cung cấp năng lượng cho hệ thống sục khí, máy bơm nước và các thiết bị thiết yếu khác, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Hiện nay, Chính phủ cùng các cơ quan ban ngành đã chủ động triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người nuôi trồng như cung cấp tín dụng ưu đãi, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống và phát triển hạ tầng. Song song đó, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế biển và chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cũng đã tạo ra những cơ hội mới cho ngành thủy sản.

Ngành thủy sản cần xây dựng lộ trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất. Mục tiêu lớn hàng đầu là phải giảm được khí thải carbon. 

Tôi nghĩ rằng, khó khăn chủ yếu nằm ở quy định, chính sách. Mặc dù đã có chủ trương về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh nhưng ngành nuôi chưa có lộ trình cụ thể. Nhận thức của người tham gia trong chuỗi giá trị chưa rõ ràng nên chưa tạo được liên kết chuỗi một cách thực sự, đúng nghĩa. 

Vừa qua, Nhà nước đã đưa ra chính sách về việc các hộ gia đình có thể tự lắp đặt năng lượng tái tạo (điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu) trên mái nhà. Nếu dư thừa, Nhà nước sẽ mua lại. Chính sách như vậy đã phổ biến ở nhiều quốc gia. 

Nếu cơ chế đủ thuận lợi, tôi tin rằng người dân sẽ sẵn sàng đồng lòng thực hiện. Khi đó, các nhà máy chế biến cũng sẽ áp dụng phương pháp này, thậm chí có thể coi đó là một kênh đầu tư tốt vì có thể hoàn vốn trong 7 – 8 năm, trong khi tuổi thọ của tấm pin là 20-30 năm với chi phí thấp. 

Trong nuôi trồng thủy sản, chắc chắn nhiều hộ cũng sẵn sàng triển khai khi có cơ chế tốt, bởi nếu áp dụng mô hình điện mặt trời mặt nước, nhiệt độ nước cũng sẽ được làm mát, không quá nóng, không quá lạnh, rất ổn định. Thực tế, từ tháng 2 – 4 ở miền Nam rất nóng, kìm hãm quá trình sinh sản của tôm, cá.

error: Content is protected !!