T2, 06/07/2020 02:11

Con tôm số 104

Xuất bản tháng 6 – 2020.

Thưa quý vị bạn đọc!

Giống như nhiều lĩnh vực của ngành nông nghiệp, con tôm cũng đang gặp khó khăn trong sản xuất và thị trường. Tại các nước nhập khẩu chính, dịch bệnh COVID-19 vẫn phức tạp nên cơ hội cho con tôm nước ta dù có nhiều nhưng khó tận dụng; trong khi đó, sản xuất trong nước lại đang chật vật bởi nắng nóng kéo dài trên cả nước, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn khiến môi trường ao nuôi biến động, dịch bệnh trên tôm dễ phát sinh và lây lan. Thực tế, thời gian qua đã có nhiều diện tích tôm nuôi tại các địa phương bị thiệt hại do nguyên nhân này. Để đảm bảo sản xuất mùa vụ thành công, ngành chức năng và các hộ nuôi đang tích cực triển khai nhiều giải pháp khắc phục, nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế và thuận lợi đón cơ hội khi các thị trường chính mở cửa trở lại.

Trong điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn, ngành thủy sản đang tích cực mở rộng các mô hình nuôi hiệu quả, trong đó, nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao đang ngày càng được chú trọng. Cùng với đó, hiện nay nhiều người nuôi tôm cũng hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường; trong đó, các mô hình nuôi tôm sinh thái với đối tượng tôm càng xanh nhận được sự quan tâm lớn.

Thực ra, tôm càng xanh là đối tượng nuôi bản địa, được nuôi từ rất sớm, thế nhưng, nó lại không thể phát triển rầm rộ như tôm sú hay tôm thẻ chân trắng, bởi năng suất và khả năng quay vòng vụ không cao. Thế nên, mặc dù giá trị mang lại lớn, nhưng tôm càng xanh vẫn chỉ là đối tượng nuôi phụ.

Để nâng cao giá trị tôm càng xanh, ngành thủy sản đang dự thảo đề án phát triển đến năm 2025; mục tiêu nâng cao năng suất nuôi và giá trị xuất khẩu của đối tượng này. Tuy nhiên, đề án được đặt ra nhiều dấu hỏi chấm, bởi chỉ 5 năm, liệu các chỉ tiêu với tôm càng xanh có đạt được, nhất là về diện tích? Cùng đó, điều mà người nuôi quan tâm hơn cả là vấn đề đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là kế hoạch xuất khẩu. Vì hiện nay tiêu thụ tôm càng xanh chỉ quẩn quanh thị trường nội địa, nên giá cả bấp bênh, còn xuất khẩu thì chủ yếu là thị trường Trung Quốc thông qua con đường tiểu ngạch, những thị trường khác lại vướng vào những rào cản về kỹ thuật và chất lượng…

Đây là nội dung chuyên đề của Đặc san Con Tôm phát hành tháng 6/2020. Bài viết này như một ý kiến mà chúng tôi đóng góp để các ngành chức năng tham khảo. Hy vọng sẽ sớm giải quyết được bài toán khó này để ngành tôm Việt Nam thêm một chủ lực xuất khẩu. Mời các bạn đón đọc!

Để đặt mua báo. Xin vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu sau: 

    Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.

    Hoặc quý độc giả có thể liên hệ:

    Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Con Tôm

    Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.

    Điện thoại: (024) 377 11 756

    Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn

    Trân trọng!

    Ban Biên Tập

    error: Content is protected !!