T2, 06/07/2020 11:09

Con Tôm số 35

Xuất bản tháng 9 năm 2014

Thưa quý vị bạn đọc!  

Gần hết quý 3, con tôm vẫn đang có những bước phát triển ổn định, hứa hẹn sản xuất cuối năm thuận lợi. Cùng đó, tình hình xuất khẩu cũng vẫn sáng sủa. Điều này dần hiện thực hóa mục tiêu 3,5 tỷ USD giá trị xuất khẩu ngành tôm năm nay. Tuy nhiên, một số vấn đề khó khăn vẫn chưa thực sự thoát. Điển hình nhất là dịch bệnh trong nuôi, bởi đến nay, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại chưa dừng.

Các nhà nuôi tôm Đông Nam Á đang dự kiến thống nhất tiêu chuẩn nuôi trồng, sản xuất, xuất khẩu, hướng đến thống nhất thị trường vào năm 2014, nhằm khắc phục tình trạng dịch bệnh thường xuyên đe dọa. Ngay từ đầu năm nay, VASEP đã chủ động cùng các nước tham gia dự thảo tiêu chuẩn tôm nuôi dự kiến áp dụng từ đầu năm 2015. Hai vấn đề được đặt ra là tính pháp lý và sự can thiệp của nhà nước. Tính pháp lý của bộ tiêu chuẩn này đến đâu? Nó có buộc các thành viên phải thực hiện triệt để hay chỉ là những biện pháp không bắt buộc?

Một vấn đề khác của ngành tôm là hiện nay, nhiều ý kiến nhận định, nghề nuôi tôm nước lợ ở nước ta chưa tương xứng tiềm năng, phát triển thiếu bền vững, chủ yếu theo chiều rộng, chưa chú trọng chiều sâu.

Để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, ngành cần thay đổi tư duy. Trước tiên là đầu tư nghiêm túc vào nuôi trồng, chế biến, tổ chức lại việc xuất khẩu. Đây thực chất là lối tư duy liên kết phát triển theo chuỗi sản xuất từ con giống – nuôi – xuất khẩu, hợp tác bao tiêu đầu ra cho nông dân. Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, với việc sản xuất theo chuỗi, người nuôi tôm sẽ chủ động và yên tâm hơn trong sản xuất; doanh nghiệp có nguồn cung nguyên liệu ổn định, chất lượng. Đây chính là một trong những vấn đề then chốt quyết định đến sự phát triển bền vững, ổn định của ngành tôm Việt Nam.

Về xuất khẩu, hiện nay, tình trạng chung các doanh nghiệp gặp phải là họ đang “gánh” quá nhiều chi phí xuất khẩu, gây áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp. Và trong khi các khó khăn nội tại chưa được tháo gỡ, những chi phí như vậy phát sinh đã và đang làm oằn vai doanh nghiệp.Những nội dung này sẽ được Con Tôm số tháng 9 tập trung phân tích, hy vọng phần nào chia sẻ được với người nuôi và doanh nghiệp, đồng thời nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý bạn đọc.

Trân trọng!

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Mrs Nguyệt Nga: 098.453.99.88

Mrs Vũ Na: 097 823 3492097 823 3492; (04) 37711756(04) 37711756

Email:nga@thuysanvietnam.com.vn ; vunathuysan@gmail.com phqc@thuysanvietnam.com.vn

hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau: 

Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam 

Đăng ký đặt mua Con Tôm

Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.

error: Content is protected !!