T2, 06/07/2020 11:30

Con Tôm số 41

Xuất bản tháng 3 năm 2015

Thưa quý vị bạn đọc!  

Năm 2014, mặc dù có nhiều vướng mắc nhưng con tôm vẫn lập được kỷ lục mới, tạo đà tốt cho tăng trưởng của năm 2015, và ngay trong quý 1 năm nay, con tôm đang có nhiều thuận lợi để phát triển.

Trước tiên, đó là việc thuế chống bán phá giá tôm trên thị trường Mỹ đối với tôm Việt Nam đã được xem xét lại và hạ rất đáng kể. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm Việt Nam tăng sản lượng xuất khẩu và có thể từ đó, giá thu mua tôm nguyên liệu “cởi mở” hơn, người nuôi thu được lợi nhuận khá hơn, kích thích cho nuôi trồng.

Cùng đó, thời tiết đã ấm trở lại, người nuôi tôm đang chuẩn bị các khâu cải tạo cần thiết cho vụ nuôi mới. Tại hầu hết các tỉnh ĐBSCL, diện tích nuôi tôm đang dần được phủ kín. Tại một số vùng nuôi, do 2 tháng đầu năm thời tiết lạnh kéo dài gây bất lợi cho hoạt động nuôi tôm nước lợ, nhiều diện tích tôm đã thả nuôi chậm lớn, dịch bệnh xảy ra rải rác, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Bởi Chi cục Thủy sản và Chi cục Thú y tập trung giám sát chặt chẽ vùng nuôi, tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường, mầm bệnh tại các vùng nuôi tôm tập trung để có khuyến cáo kịp thời cho người dân, đồng thời quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, đặc biệt là con giống…

Một vấn đề cần phải bàn nữa là VietGAP trong nuôi tôm. Theo kết quả thí điểm, các mô hình nuôi đều đạt hiệu quả cao, năng suất và lợi nhuận đều tăng. Tiền lãi có được do tiết kiệm được chi phí thuốc, hóa chất, kháng sinh, thức ăn; tỷ lệ tôm sống cao, hạn chế dịch bệnh… nên hầu hết người nuôi tôm muốn áp dụng. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề đặt ra, trong đó, quan trọng nhất là đầu ra. Bởi hiện nay, gần như việc thu mua vẫn phụ thuộc thương lái. Do đó, việc tiêu thụ tôm VietGAP cần phải theo quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ. Áp dụng theo VietGAP, người nuôi tôm không bị “ném tiền qua cửa sổ”. Vấn đề ở đây là nhân rộng nuôi trồng theo VietGAP như thế nào…

Những vấn đề này sẽ được Chuyên san Con Tôm số tháng 3 đi sâu phản ánh, phân tích, cùng đó là những khuyến nghị của các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia đầu ngành với bà con nông dân, để hy vọng cho vụ nuôi đầu năm “đầu xuôi”…

Trân trọng!

Để đặt mua báo. Xin liên hệ:

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Ms Vũ Na: 097 823 3492097 823 3492; (04) 3 77 11 756(04) 3 77 11 756

Email: vunathuysan@gmail.com phqc@thuysanvietnam.com.vn

hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau: 

Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam 

Đăng ký đặt mua Con Tôm

Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.

error: Content is protected !!