T4, 16/06/2021 11:08

Thủy sản Việt Nam số 12 – 2021 (355)

(TSVN) – Xuất bản ngày 16/6/2021.

Thưa quý vị bạn đọc!

Tác động của đại dịch COVID-19 khá dai dẳng và ngày một sâu sắc, trầm trọng hơn, không chỉ khiến cho hoạt động giao thương bị gián đoạn mà chính việc sản xuất trong nước cũng gặp vô vàn khó khăn. Một trong những trở ngại hiện nay đó là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản đang khan hiếm và giá tăng chóng mặt. Thông tin tại Chuyên đề trên số báo phát hành ngày 16/6/2021 của Tạp chí Thủy sản đã đề cập đến thực trạng và giải pháp cho vấn đề này. 

Mặc dù, được coi là quốc gia nông nghiệp, nhưng mỗi năm Việt Nam phải nhập một nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản với giá trị lên tới hàng tỷ USD. Nghịch lý này đã khiến cho giá thức ăn liên tục biến động, gây thiệt hại không nhỏ cho cả doanh nghiệp sản xuất lẫn người nuôi. Giải pháp cho vấn đề này hiện đang được các nhà sản xuất, doanh nghiệp và hộ nuôi đặc biệt quan tâm; bởi, chi phí nguyên liệu, nhất là chi phí về thức ăn chiếm tới 65 – 70% giá thành. Chia sẻ trong bài viết với tựa đề: “Sản xuất gặp khó vì vật tư tăng giá”; TS Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, để ổn định và kiểm soát tình hình, thời gian tới, ngành sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ kiểm soát chất lượng và giá thức ăn thủy sản giúp người nuôi ổn định sản xuất, tránh lợi dụng để tăng giá bất hợp lý. Bên cạnh đó, Cục Thú y, Cục Bảo vệ Thực vật là đơn vị được giao kiểm tra chất lượng và kiểm dịch nguyên liệu nhập khẩu cần thống kê đầy đủ về giá thành nguyên liệu, thị trường nhập khẩu chính và tham mưu Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành liên quan có phương án, giải pháp đàm phán với các nước cung cấp nguyên liệu chính cho ngành sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi để có nguồn nguyên liệu ổn định, phù hợp, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn, nhằm ổn định sản xuất…

Cùng với nuôi trồng lĩnh vực khai thác thủy sản của ngư dân các địa phương những tháng đầu năm cũng gặp khó, không chỉ là giá các loại thủy sản giảm sút mà còn là việc kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản trên biển đảm bảo đúng quy định, mang lại hiệu quả và bền vững. Chính vì vậy, nhiều địa phương ven biển đã triển khai đồng bộ các giải pháp, góp phần hóa giải thách thức này, như cách làm của tỉnh Kiên Giang. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm qua bài viết được đăng tải với tựa đề: “Kiên Giang: Cơ cấu lại hoạt động khai thác thủy sản”.

Hiện nay, trước ảnh hưởng nắng nóng đã khiến hoạt động nuôi thủy sản tại nhiều địa phương gặp bất lợi, nhiều diện tích thủy sản bị thiệt hại; Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản cũng như các tỉnh đã đưa ra nhiều khuyến cáo, cùng các giải pháp ứng dụng khắc phục vấn đề này, giúp vụ nuôi của bà con đạt hiệu quả. Những nội dung này đã được cập nhật và thông tin chi tiết trên số báo ngày 16/6/2021 mời quý độc giả đón đọc!

Để đặt mua báo. Xin vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu sau: 

    Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.

    Hoặc quý độc giả có thể liên hệ:

    Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

    Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.

    Điện thoại: (024) 377 11 756

    Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn

    Trân trọng!

    Ban Biên Tập

    error: Content is protected !!