T5, 16/06/2022 11:37

Thủy sản Việt Nam số 12 (379)

(TSVN) – Xuất bản ngày 16/06/2022.

Thưa quý vị bạn đọc!

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của Đề án là góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Trong thủy sản, thấy rõ hình ảnh nền kinh tế tuần hoàn ở sự phát triển công nghệ sinh học, vi sinh để làm ra các sản phẩm chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, thân thiện và bảo vệ môi trường. Hoạt động đó đòi hỏi sự hợp tác, liên kết rộng lớn để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả cộng đồng. Theo các chuyên gia, để hình thành nền kinh tế tuần hoàn nói chung và trong thủy sản nói riêng, cần sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp và cả các nhà quản lý, của chính sách do Nhà nước ban hành. Kinh tế tuần hoàn cũng trực tiếp làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho thủy sản.

Với đặc thù sản phẩm đa dạng, phong phú như lúa gạo, trái cây, sản phẩm chăn nuôi, thủy, hải sản…, nhưng việc xuất khẩu nông sản Việt gặp nhiều khó khăn, nhất là tại các thị trường lớn, đòi hỏi chất lượng cao. Mà nguyên nhân theo nhận định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, ngành nông nghiệp nước nhà “chưa thoát khỏi lời nguyền manh mún, nhỏ lẻ, tự phát”. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến sản phẩm nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng khó xây dựng thương hiệu, vẫn gian nan con đường giảm chi phí để tăng hiệu quả kinh tế. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, hiện, Việt Nam vẫn nhập khẩu nhiều nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, do đó, vấn đề quan trọng là phải quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu. Các bộ, ngành phải nghiên cứu tìm giải pháp, điều chỉnh chính sách để phát triển vùng nguyên liệu ngô, đậu tương, từ đó giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Chúng ta cùng nhận thức vấn đề, đưa ra giải pháp và hành động để giảm phụ thuộc nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Đây là quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước. Giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp nói chung thủy sản nói riêng là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay. Cùng Thủy sản Việt Nam lắng nghe chia sẻ của các nhà quản lý, chuyên gia, người dân về bài toán thích ứng sản xuất trong bối cảnh bão giá như hiện nay qua diễn đàn với tựa đề: “Sản xuất thời ‘bão giá’”.

Bên cạnh đó, trên số báo phát hành kỳ 16/6 này, Tạp chí cũng có những bài viết chuyên sâu về hoạt động khai thác cũng như việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiện nay, những biến động của thị trường trong nước, thế giới cùng nhiều thông tin hữu ích về các mô hình nuôi hiệu quả, kỹ thuật nuôi các đối tượng thủy sản tiềm năng… Mời quý độc giả đón đọc!

Để đặt mua báo. Xin vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu sau: 

    Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.

    Hoặc quý độc giả có thể liên hệ:

    Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

    Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.

    Điện thoại: (024) 377 11 756

    Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn

    Trân trọng!

    Ban Biên Tập

    error: Content is protected !!