T3, 07/07/2020 04:27

Thủy sản Việt Nam số 13 – 2020 (332)

(TSVN) – Xuất bản 1/7/2020.

Thưa quý vị bạn đọc!

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 18,81 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Thặng dư thương mại 4,5 tỷ USD, tăng 339 triệu USD so cùng kỳ. Mặc dù giảm, thế nhưng, điều này hoàn toàn chấp nhận được trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn vì đại dịch. Đáng chú ý, đã có 9 dự án chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản với tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng được khởi công, khánh thành và đi vào hoạt động.

Kết quả này là cơ sở để ngành đặt mục tiêu mạnh cho cả năm nay, dù trở ngại trong nửa cuối năm chưa thể hết khi dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, ảnh hưởng mạnh tới thương mại toàn cầu.

Hiện nay, điều kiện sản xuất trong nước đang có nhiều thuận lợi, khi Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm nông nghiệp và vựa thủy sản của cả nước, đang dần vượt qua được hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. Bộ NN&PTNT cùng nhiều địa phương đã thống nhất tầm nhìn tương lai để phát triển nông nghiệp vùng đất này cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

“Thiên thời, địa lợi…”, người nuôi trồng thủy sản đang mạnh tay thả giống vụ nuôi mới. Điều họ lo nhất giờ đây ngoài vốn ra là việc vật tư đầu vào liệu có đảm bảo? Bởi từ trước đến nay, con giống hay các sản phẩm xử lý môi trường, hỗ trợ quá trình nuôi trên thị trường vẫn nhập nhèm thật giả. Xử lý được vấn nạn này sẽ góp phần đưa ngành thủy sản phát triển hiệu quả và bền vững. Bởi hiện nay, ngoài yêu cầu về số lượng thì chất lượng được quan tâm vô cùng lớn. Trong đó, quan trọng nhất là con giống. Vì đây là then chốt trong phát triển thủy sản. Hiện nay, cùng với các viện, trường, trung tâm, sự đồng hành của các doanh nghiệp, tập đoàn thủy sản lớn đã khiến bức tranh ngành sản xuất giống thủy sản của Việt Nam đạt được những bước tiến vượt bậc, dần tiến tới chủ động hoàn toàn nguồn con giống chất lượng…

Đây là nội dung chuyên đề của Tạp chí Thủy sản Việt Nam phát hành ngày 1/7/2020. Cùng đó, trong số này, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến bạn đọc những phân tích, đánh giá về thương mại thủy sản toàn cầu, ý kiến của các chuyên gia và nhà khoa học trong nước và thế giới… Hy vọng đưa thêm nhiều góc nhìn tích cực cho ngành thủy sản nước nhà. Mời các bạn đón đọc và góp ý.

Để đặt mua báo. Xin vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu sau: 

    Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.

    Hoặc quý độc giả có thể liên hệ:

    Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

    Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.

    Điện thoại: (024) 377 11 756

    Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn

    Trân trọng!

    Ban Biên Tập

    error: Content is protected !!