T3, 16/08/2022 10:46

Thủy sản Việt Nam số 16 (383)

(TSVN) – Xuất bản 16/08/2022.

Thưa quý vị bạn đọc!

Một trong những động lực thúc đẩy người tiêu dùng bỏ tiền ra mua một sản phẩm thủy, hải sản là tính bền vững và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm đó với ngành tôm, việc nuôi trồng theo các tiêu chuẩn và chứng nhận quốc tế như ASC là hướng đi đang được coi trọng trên toàn thế giới.

Như chia sẻ của Peter Redmond, Giám đốc Phát triển Thị trường tại ASC, nhãn hiệu bền vững ASC được công nhận rộng rãi nhất với mức độ nhận biết cao nhất tại Hà Lan – nơi hầu hết người tiêu dùng đều nhận biết được nhãn dán này. Tiếp đến là Bỉ, Đức, Pháp, và Mỹ với tỷ lệ người tiêu dùng nhận dạng được nhãn dán ASC ở mức tương đối cao. Thực tế, người tiêu dùng tại các quốc gia này tin tưởng vào nhãn dán ASC là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng và tính bền vững của sản phẩm. Thông tin tại Hội nghị thượng đỉnh về tôm do Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) tổ chức từ ngày 12 – 13/7 tại Guayaquil, Ecuador cho thấy, tiêu chuẩn tôm toàn cầu của ASC yêu cầu tất cả các sản phẩm tôm dán nhãn ASC phải tuyệt đối không chứa kháng sinh. Ecuador cũng bắt đầu thực hiện những chiến lược cắt giảm kháng sinh trong nuôi tôm có trách nhiệm nhằm bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên của đất nước. Động lực thúc đẩy sự thay đổi này là hướng đến một thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn với các phương thức thực hành nuôi tôm an toàn, minh bạch và sản phẩm chất lượng hơn.

Nhìn lại ngành tôm Việt Nam, cũng là một mặt hàng có thế mạnh, nhưng việc phát triển ngành tôm hùm của nước ta hiện cũng đang có rất nhiều trăn trở. Bởi, nghề nuôi tôm hùm chưa có quy hoạch chi tiết vùng nuôi, bên cạnh các khu vực đã có quy hoạch chi tiết thì mật độ lồng nuôi tôm ngày càng gia tăng dẫn tới phá vỡ quy hoạch nuôi. Hơn nữa, ngành nuôi tôm hùm chưa thể sản xuất giống nhân tạo, con giống chỉ dựa vào khai thác từ tự nhiên. Đồng thời, công nghệ nuôi tôm hùm lồng vẫn áp dụng theo kiểu truyền thống, quy mô nhỏ… Điều này, đặt ra yêu cầu cần phải triển khai đồng bộ rất nhiều giải pháp. Nội dung này đã được phân tích cụ thể qua bài viết với tiêu đề: “Nhiều nút thắt nuôi tôm hùm miền Trung” trên số báo phát hành ngày 16/8, mời quý độc giả đón đọc.

Ngoài ra, trên số báo phát hành kỳ này, Tạp chí đã mang đến cho độc giả thông tin đa chiều về tình hình xuất khẩu thủy sản trong nước và quốc tế trước vấn đề lạm phát và cạnh tranh thương mại gay gắt, cùng những dự báo cho những tháng cuối năm. Hay là câu chuyện về việc bảo vệ và phát triển nguồn giống bố mẹ cho ngành NTTS; những công nghệ tân tiến được rất nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng rất hiệu quả trong thực tiễn sản xuất… Mời quý độc giả đón đọc!

Để đặt mua báo. Xin vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu sau: 

    Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.

    Hoặc quý độc giả có thể liên hệ:

    Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

    Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.

    Điện thoại: (024) 377 11 756

    Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn

    Trân trọng!

    Ban Biên Tập

    error: Content is protected !!