T2, 06/07/2020 10:35

Thủy sản Việt Nam số 19 (170)

Xuất bản ngày 1/10/2013

Thưa quý vị bạn đọc!

Những tháng cuối năm, ngành thủy sản được đón nhận không ít tin vui, giá trị xuất khẩu đã tăng trưởng trở lại, đạt gần 4,61 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2012 , đặc biệt là mức tăng ở hầu khắp các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, nội bộ trong ngành lại đang “nóng”.

Con tôm đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nông dân, tuy nhiên, nó lại  có nhiều bất cập. Dù đang trong giai đoạn thu hoạch rộ nhưng các doanh nghiệp chế biến tôm trong nước vẫn rất khó mua nguyên liệu, vì lượng tôm thu hoạch lần lượt được đưa sang Trung Quốc với khối lượng rất lớn.

Nhìn ở góc độ mua bán, đây có thể được xem là cơ hội kích cầu của ngành tôm, đặc biệt đối với người nuôi, khi lợi nhuận thu về cao hơn, đảm bảo cho tái đầu tư sản xuất. Nhưng lại là bài toán khó đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi thương lái Trung Quốc luôn thu mua với giá cao hơn doanh nghiệp trong nước 15 – 20%. Điều này khiến doanh nghiệp Việt Nam “đua” không được. Thực trạng này diễn ra ngày càng phức tạp. Đây cũng vấn đề nan giải của nhiều sản phẩm nông nghiệp khác. Người ta có thể dễ dàng nhận thấy một điều rằng, sản xuất trong nước đang rối. Và dù trước mắt giá cao, lợi nhuận tăng đáng kể, nhưng về lâu dài thì nguy cơ mất nhiều hơn được. Nhưng “lỗi không phải của người nông dân”, vì họ là người làm ra sản phẩm, và sẽ bán cho người trả giá cao. Vấn đề cần giải quyết ở đây mang tầm vĩ mô để làm thể nào hài hòa mối quan hệ các bên. Câu hỏi này được đặt ra và vẫn đợi các cơ quan quản lý nhà nước trả lời.

Với cá tra, hiện nay giá cá tra nguyên liệu đã tăng so với trước đây, nhưng chưa tới ngưỡng mang lại lợi nhuận cho người nuôi. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mặt hàng này nguy cơ lâm tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là doanh nghiệp không có vùng nuôi hay liên kết với nông dân. Vấn đề này lại khiến việc quy hoạch của ngành cá tra đặt ra cấp thiết hơn. Bởi quy hoạch nuôi và chế biến cá tra đã được đặt ra từ nhiều năm nay. Từ năm 2010, Bộ NN&PTNT từng nêu chủ trương cấp hạn ngạch nuôi cá tra cho từng địa phương. Tiếp đó, còn có đề xuất đánh số vùng nuôi, ao nuôi để quản lý chặt sản lượng và đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đáng tiếc, tất cả mới là phát biểu ở các diễn đàn hoặc câu chữ trên giấy.

Tất cả những vấn đề “nóng” này có Tạp chí Thủy sản Việt Nam số 19 (ngày 1/10/2013). Mời quý vị bạn đọc đón nhận.

 Trân trọng!

Để đặt mua báo. Xin liên hệ:

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Mrs Vũ Na: 097 823 3492; (04) 37711756

Email: vunathuysan@gmail.com; phqc@thuysanvietnam.com.vn

hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau: 

Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam 

Đăng ký đặt mua Con Tôm

Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký. 

error: Content is protected !!