T2, 06/07/2020 10:36

Thủy sản Việt Nam số 20 (171)

Xuất bản ngày 16/10/2013

Thưa quý vị bạn đọc!

Cơn bão số 10 đổ bộ vào miền Trung nước ta những ngày đầu tháng 10 đã gây thiệt hại nặng nề, nhất là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… Trong đó, tỉnh Quảng Bình thiệt hại nặng nhất với hơn 8.000 tỷ đồng, Nghệ An gần 1.300 tỷ đồng, Hà Tĩnh hơn 1.100 tỷ đồng. Riêng với thủy sản,theo thống kê sơ bộ của các tỉnh, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại lên tới 2.164 ha; trong đó, Quảng Trị hơn 500 ha tôm, Thừa Thiên – Huế với hơn 220 ha ao hồ nuôi thủy sản, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) là 507,48 ha… Bão qua đi, nhưng mất mát vẫn còn kéo dài, nhiều gia đình khánh kiệt, nhà cửa bị phá hỏng, tài sản trôi theo dòng nước lũ.

Cơn bão số 10 đổ bộ vào miền Trung nước ta những ngày đầu tháng 10 đã gây thiệt hại nặng nề, nhất là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… Trong đó, tỉnh Quảng Bình thiệt hại nặng nhất với hơn 8.000 tỷ đồng, Nghệ An gần 1.300 tỷ đồng, Hà Tĩnh hơn 1.100 tỷ đồng. Riêng với thủy sản,theo thống kê sơ bộ của các tỉnh, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại lên tới 2.164 ha; trong đó, Quảng Trị hơn 500 ha tôm, Thừa Thiên – Huế với hơn 220 ha ao hồ nuôi thủy sản, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) là 507,48 ha… Bão qua đi, nhưng mất mát vẫn còn kéo dài, nhiều gia đình khánh kiệt, nhà cửa bị phá hỏng, tài sản trôi theo dòng nước lũ.

Nhằm giúp người dân khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, nhiều cơ quan ban ngành, tập thể và cá nhân trên cả nước đã và đang chung tay góp sức, chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung. Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam chia sẻ, những mất mát, thiệt hại mà bà con gánh chịu thật khốc liệt, sự ủng hộ của Hội Nghề cá Việt Nam và các đơn vị thành viên với mong muốn chia sẻ, đồng hành, thể hiện sự quan tâm, tương trợ với bà con, góp phần chung tay giúp bà con phục hồi sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.

Sau một thời gian dài ồn ào với các lệnh kiểm soát, đến nay mặc dù đã được gỡ bỏ phần nào, nhưng sức “nóng” của Ethoxyquin vẫn không giảm. Hiện nay, sự việc này thu hút dư luận và truyền thông quốc tế khiến “cuộc chiến Ethoxyquin” của Việt Nam trở thành một vấn đề mới trong thời toàn cầu hóa. Nhiều ý kiến đề xuất, trước khi để nước nhập khẩu “suy nghĩ lại” thì chúng ta cũng cần phải hành động, phải tự tìm cách tháo gỡ những trở ngại này. Tuy nhiên, cũng nhiều người “mách nước”, rằng các nhà quản lý và xuất khẩu của Việt Nam không nên vội “giơ lưng chịu trận” mà cần có những hội thảo, các trao đổi khoa học với phía Nhật bản để làm sáng tỏ những khúc mắc kỹ thuật, tạo sự yên tâm đối với người nuôi trồng trong nước.

Cùng với đó, số này Tạp chí Thủy sản Việt Nam cũng đăng tải bài viết của ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, với những phân tích về bế tắc của ngành hiện nay, cũng như những trăn trở của ông về tình trạng sản xuất và xuất khẩu của lĩnh vực này, khi mà giá thu mua nguyên liệu thường dưới giá thành sản xuất, giá xuất khẩu theo chiều hướng giảm dần thì hiệu quả chế biến xuất khẩu ở đâu? Làm sao bàn được chuyện phát triển bền vững? Vì xuất khẩu mà bán rẻ sản phẩm nông nghiệp là coi thường sức lao động, sức sáng tạo của nông dân, chỉ làm còng lưng thêm người nông dân vì nợ nần trĩu nặng, và là bán rẻ tài nguyên thiên nhiên…

Các vấn đề này được phản ánh đậm nét trong nội dung Tạp chí Thủy sản Việt Nam số 20 (phát hành ngày 16/10/2013). Cùng với đó còn nhiều chuyên mục, nhiều bài viết sâu sắc, hấp dẫn. Mời quý độc giả đón đọc.

 Trân trọng!

Để đặt mua báo. Xin liên hệ:

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Mrs Vũ Na: 097 823 3492; (04) 37711756

Email: vunathuysan@gmail.com; phqc@thuysanvietnam.com.vn

hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau: 

Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam 

Đăng ký đặt mua Con Tôm

Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.

error: Content is protected !!