Tại phiên trả lời chất vấn đại biểu quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã nhận được nhiều câu hỏi của các đại biểu về vấn để giúp ngư dân nâng cao hơn hiệu quả và chất lượng sản phẩm sau khai thác cũng như bất cập trong triển khai Nghị định 67.
Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện nay chúng ta có khoảng 96.000 phương tiện đánh bắt cá, trong đó hơn 12.000 tàu công suất lớn. Tất cả tàu có công suất lớn đã được trang bị các thiết bị đánh bắt, bảo quản hiện đại; tuy nhiên, phương tiện dưới 15 m vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng nên hiệu quả chưa cao. Chúng ta cần có lộ trình trình để từng bước nâng cao hiệu quả đội tàu khai thác cá. Bên cạnh đó, sản phẩm cá ngừ có giá trị xuất khẩu lên đến 650 triệu USD, tuy nhiên, khâu bảo quản sau khai thác còn hạn chế, nên giá trị chưa cao. Do đó, cần tổ chức chuỗi khai thác trên biển, tập trung công nghệ chế biến và phát triển thị trường.
Áp dụng công nghệ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm sau khai thác – Ảnh: MH
Về việc triển khai thực hiện Nghị định 67, đến nay, còn 55 tàu đóng theo Nghị định nằm bờ, không ra khơi; nguyên nhân là do đánh bắt không hiệu quả, ngư trường quá tải… Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT đã tham mưu Thủ tướng có nhiều quyết sách, như không khuyến khích phát triển phương tiện nữa; việc hỗ trợ tín dụng dài 11 năm là không phù hợp nên từ năm 2018 đến nay, chúng ta đã chuyển đổi sang loại hình hỗ trợ người dân đủ điều kiện khai thác để đóng tàu. Thủ tướng cũng chỉ đạo 28 tỉnh, thành tổng kết chương trình 67, từ đó đưa ra các chính sách, phương pháp mới thay thế những gì không phù hợp.