(Thủy sản Việt Nam) – Từ ngày 10 – 18/4/2011, ông Ngô Tiến Chương – Phó Giám đốc ICAFIS và bà Trần Thị Thu Nga, UVTV BCH VINAFIS đã cùng đoàn công tác do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn dẫn đầu cùng các đại diện của VASEP, WWF Việt Nam sang làm việc tại Thụy Sĩ, Hà Lan, Đức để củng cố các mối quan hệ hợp tác trên cơ sở cùng hướng đến phát triển cá tra bền vững. Trở về sau chuyến công tác, ông Ngô Tiến Chương đã có cuộc trao đổi với Đặc san Vietnam’s Tra, Basa.
Ông có thể cho biết một vài hoạt động của đoàn Việt
Cuối năm 2010, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tại nhiều nước châu Âu đã đưa cá tra Việt Nam vào “danh sách đỏ” trong Cẩm nang Hướng dẫn tiêu dùng. Điều này dấy lên phản ứng mạnh mẽ của Việt
Tuy nhiên, ngày 9/3/2011, Đài truyền hình NDR của Đức lại phát một phóng sự bêu xấu cá tra Việt
Ngày 12 – 13/4/2011 tại trụ sở WWF quốc tế ở Gland, Thụy Sĩ đã tiến hành cuộc họp với sự tham gia của các đại diện của 4 tổ chức trên và đại diện của WWF Thụy Sĩ và WWF Đức. Qua trao đổi giữa các bên, có thể nói, WWF các nước tại châu Âu không nằm dưới sự điều hành của WWF quốc tế, điều đó chứng tỏ rằng các tổ chức WWF các nước tại châu Âu có những quan điểm riêng và không chịu sức ép nào từ WWF quốc tế. Đó là lý do tại sao hiện nay WWF Thụy Điển vẫn giữ cá tra Việt
Nội dung của các cuộc họp chủ yếu tập trung vào các nội dung đã được đề cập trong MoU. Cho đến nay, một số nội dung trong Bản MoU đã được các bên tiến hành triển khai, nhưng vẫn còn một số nội dung chưa được bắt đầu. Về phía VINAFIS, tham gia đoàn gồm có bà Trần Thị Thu Nga, UVTV BCH VINAFIS và tôi. Tại cuộc họp, tôi đã trình bày báo cáo về tiến độ và hoạt động của VINAFIS liên quan đến bản MoU. Bài trình bày nhấn mạnh đến 8 hoạt động chính liên quan đến phát triển cá tra Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vấn đề nâng cao nhận thức và giới thiệu với người nuôi về cơ chế chứng nhận bền vững ASC, đánh giá nhu cầu và các dịch vụ tài chính để hỗ trợ ASC, xây dựng Diễn đàn Nuôi trồng Bền vững (SAP) cùng với Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững Hà Lan (IDH). SAP là diễn đàn cung cấp các dịch vụ cần thiết để tạo điều kiện cho việc nuôi cá tra đạt được chứng chỉ ASC. Ngoài ra, các bên cũng đã thống nhất sẽ tiếp tục thực hiện những cam kết trong thời gian tới, vai trò của từng bên cũng cụ thể hơn trong quá trình thực hiện.
Ngày 14/4/2011, đoàn công tác tiếp tục có cuộc họp với tổ chức ASC tại Ultrech, Hà Lan. Tham dự cuộc họp có đại diện của ASC, IDH và nhiều nhà nhập khẩu cá tra Việt
Tại văn phòng Global GAP ở Cologne, Đức, đoàn công tác đã có buổi làm việc với đại diện Global GAP để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Global GAP, sự khác biệt giữa Global GAP và ASC, cơ chế cấp chứng chỉ Global GAP tại Việt Nam, khả năng hợp tác giữa Global GAP và Việt Nam trong việc nâng cao năng lực thực hiện Viet GAP tại Việt Nam.
Đoàn làm việc tham quan Coop Mart tại Thụy Sĩ
Hiện nay Việt
Cả ASC và Global GAP đều nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá tra. Tuy nhiên, có một số khác biệt. Ví dụ, Global GAP là cơ chế doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B), nghĩa là các bên mua biết sản phẩm nào được Global GAP chứng nhận và sản phẩm nào chưa được chứng nhận, trong khi khách hàng không nhận diện được các sản phẩm được chứng nhận Global GAP khi mua cá tra. Ngược lại, ASC là cơ chế doanh nghiệp đến khách hàng (B2C), có nghĩa khách hàng có thể biết sản phẩm cá tra đó đã được chứng nhận ASC hay chưa. Global GAP tập trung hơn về các vấn đề ATTP, mặc dù cũng có đề cập đến vấn đề lao động và môi trường. Ngược lại, tiêu chuẩn ASC nhấn mạnh vào vấn đề môi trường và xã hội.
Sau chuyến đi, Việt Nam đã thỏa thuận được những gì, thưa ông?
Kết thúc cuộc họp với WWF quốc tế, các bên gồm VINAFIS, VASEP, WWF Việt Nam và WWF quốc tế đã cùng ký biên bản kết luận các nội dụng của cuộc họp và thống nhất sẽ tổ chức Hội thảo về sản xuất, phát triển cá tra theo hướng chứng nhận bền vững tại TP.HCM, dự kiến vào ngày 27/6/2011, cùng với Hội chợ Vietfish đươc tổ chức từ 28 – 30/6/2011. Hội thảo dự kiến sẽ có sự tham gia của các bên liên quan phía Việt Nam như người nuôi, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và các nhà nhập khẩu cá tra châu Âu, đặc biệt hội thảo sẽ nhấn mạnh về yêu cầu về các tiêu chuẩn bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế có dán nhãn, như chứng nhận ASC.
Ngoài ra, Global GAP cũng đề nghị được giúp Tổng cục Thủy sản về đào tạo một cán bộ tại Global GAP trong thời gian 1 tháng để hiểu về cơ chế chứng nhận của Global GAP. Nhìn chung, chuyến công tác đã thành công tốt đẹp và các bên đã có tiếng nói chung về phát triển cá tra theo hướng bền vững. n
Trân trọng cảm ơn ông.
Sao Mai
(Thực hiện)