Lao động nghề biển chủ yếu theo kiểu cha truyền con nối, thậm chí nhiều người biết nghề trước cả biết chữ nên chuyện đón con nước, hướng gió, đến chuyện “nghe cá” thả câu họ thuộc nằm lòng. Tuy giỏi nghề truyền thống, nhưng lực lượng này ở thời điểm hiện tại không có nhiều cơ hội “mở mang” công nghệ đánh bắt mới nhằm tăng năng suất và giá trị sản phẩm.
Philippines, quốc gia từng bị “thẻ vàng” từ EC do hoạt động “đánh bắt cá trái phép” đã có nhiều nỗ lực để vượt qua rào cản này.
Hàng trăm tàu cá của ngư dân Quỳnh Lưu về cập bến trong niềm vui được mùa cá hố xuất khẩu, bình quân mỗi tàu thu về trên 300 triệu đồng.
Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa đã có gần 150 ngư dân bị các nước: Indonesia, Malaysia… bắt giữ vì xâm phạm lãnh hải. Bên cạnh tán gia, bại sản vì mất tàu cá, không ít ngư dân phải vướng vào vòng lao lý nơi đất khách quê người.
Xí nghiệp đóng tàu cá Hùng Thi (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) vừa hạ thủy tàu vỏ gỗ công suất 650 CV. Đây là lần đầu tiên Phú Yên có một cơ sở đóng tàu cá công suất lớn và do người Phú Yên tự đóng trong 90 ngày.
UBND tỉnh vừa có Chỉ thị số 24/CT-UBND về việc tập trung ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Sau 3 năm triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản, ngư dân Bình Thuận đã tích cực hưởng ứng đóng nhiều tàu thuyền công suất lớn để ra khơi đánh bắt thuỷ sản và góp phần bảo vệ an ninh trên biển. Đến nay, toàn tỉnh có 1.126 thân “tàu 67” tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động không ít “tàu 67” gặp tai nạn rủi ro. Trong đó, tai nạn cháy đã gây tổn thất khá lớn.
Đánh bắt thủy sản trên ngư trường là lĩnh vực trọng yếu của kinh tế biển Kiên Giang đang được tỉnh đầu tư phát triển bền vững, khai thác hiệu quả gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Dông sét là hiện tượng đối lưu nhiệt và nhiễu động khí quyển có khả năng phát ra tia lửa và dòng điện đủ mạnh gây cháy, hư hại tài sản như tàu bè, thiết bị hỗ trợ đánh bắt của bà con ngư dân, thậm chí có thể gây thương vong cho ngư dân đang khai thác trên biển. Do đó, việc phòng chống, nghiên cứu lựa chọn thiết bị chống sét là hết sức cần thiết và cấp bách.
Nhờ mạnh dạn đầu tư đóng tàu lớn và ứng dụng công nghệ hiện đại, vận động nhiều ngư dân liên kết thành lập tổ, đội sản xuất trên biển, ngư dân Lê Văn Quyền (46 tuổi, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã làm giàu từ biển và giúp được nhiều ngư dân khác có thu nhập khá với nghề.