Những “con tàu 67” với đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng lại nằm bờ hoặc ra khơi thì luôn trục trặc, hiệu quả thấp. Là những người luôn muốn phát triển kinh tế gắn bảo vệ chủ quyền nên hơn bao giờ hết mong muốn của các ngư dân bây giờ là sớm đưa ràu ra khơi khai thác để ổn định cuộc sống.
Tại các phiên chợ quê thì cá linh non được “săn đón” như đặc sản “hiếm” trong những năm trở lại đây. Hiện, cá linh đầu vụ chủ yếu ngư dân dùng “vó gạt” để bán cho người dân hoặc dỡ chà để bắt. Tuy nhiên số lượng không nhiều, nên giá cao.
Trong khi nhiều tàu thép đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ ở các tỉnh miền Trung liên tục gặp sự cố hư hỏng khiến ngư dân làm ăn thua lỗ thì ở Bình Thuận “tàu 67” hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, số lượng tàu thép ở Bình Thuận rất ít mà hầu hết ngư dân đều đóng tàu gỗ. Vì sao ngư dân Bình Thuận chuộng tàu gỗ hơn tàu thép?
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về việc kiểm tra chất lượng các tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67; trong đó có đề cập đến việc gia hạn nợ cho ngư dân.
Từ ông chủ của hai chiếc tàu vỏ gỗ công suất lớn đánh bắt xa bờ rất hiệu quả, cơ ngơi giàu có, ông Phan Bé (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) giờ phải đi làm thuê kiếm sống. Tất cả là vì con tàu vỏ thép Sang Fish 01 công suất 750 CV mà Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) đóng mẫu ông sử dụng hơn 1 năm.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng điều tra, làm rõ vụ việc đóng tàu kém chất lượng ở Bình Định và một số địa phương; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 8/2017. Cùng đó, giao Bộ NN&PTNT có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ trên.
Đến hết tháng 6/2017, tỉnh Thừa Thiên – Huế cơ bản hoàn thành việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ ngư dân sau sự cố môi trường biển. UBND các huyện, thị xã đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức hướng dẫn người dân sử dụng số tiền bồi thường đúng mục đích để tái sản xuất và ổn định nghề nghiệp bền vững.
Vùng biển tây nam thuộc tỉnh Kiên Giang hiện có trên 100 hòn đảo lớn nhỏ, đa số cư dân đều sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Trong số những nghề đánh bắt, nguy hiểm và vất vả nhất là nghề thợ lặn – một nghề “ ăn cơm trên bờ làm việc dưới nước ”. Thế nhưng, nhiều người vẫn gắn bó với nghề và coi đó là một cái nghiệp không thể nào từ bỏ.
Thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, đến nay Cà Mau có 91 tàu cá được phê duyệt đóng mới trong chỉ tiêu 100 tàu (90 tàu khai thác, 10 tàu dịch vụ hậu cần). Tuy nhiên, đã có 18 chủ tàu xin ra khỏi danh sách vì “không còn nhu cầu đóng mới”.
Chiều 26/6, UBND tỉnh Bình Định tổ chức cuộc họp công bố kết quả cuối cùng về 17 tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 tại địa phương bị hư hỏng; với sự tham gia của lãnh đạo UBND tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan liên quan và 17 chủ tàu.