Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản…
Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.
Từ nay đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang sẽ triển khai thực hiện 9 dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng.
Mặc dù chỉ hoạt động gần bờ, nhưng mô hình tổ đoàn kết sản xuất trên biển ở thôn Đông Tân (xã Tam Hòa, Núi Thành) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực.
Ông Mai Hữu Chinh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cho biết, ngay trong quý 2 này, tỉnh Cà Mau sẽ triển khai dự án cải tạo một số cửa biển lớn, với nguồn vốn từ ngân sách là 20 tỷ đồng.
Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Phú Yên và các cơ quan chức năng ở huyện Tuy An vừa thả nuôi sò huyết giống tại khu vực đầm Ô Loan. Đây là một trong hai mô hình nằm trong dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững 2015 được thực hiện trên địa bàn huyện.
Liên tục trong 5 ngày trở lại đây, ngư dân Quảng Công (Quảng Điền) trúng đậm cá rò, cá trích.
Hiện sản lượng đánh bắt thủy sản của Quảng Ngãi đã lên tới 4.000 – 5.000 tấn, đạt được khoảng 40% kế hoạch đánh bắt cả năm.
Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 8 tháng triển khai Nghị định 67 mới được tổ chức, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã làm rõ nhiều vấn đề quan trọng và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương một số nhiệm vụ tiếp theo.
Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.