Ông Nguyễn Trọng Tuy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tiền Giang, cho biết nhằm giúp ngư dân nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản xa bờ, đến nay tỉnh đã hỗ trợ tám máy thông tin liên lạc tầm xa sóng HF, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh GPS cho các tổ hợp tác sản xuất trên biển.
Đối với tỉnh có lực lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ khá lớn như Bình Định, bảo đảm an toàn cho ngư dân khi đang khai thác trên biển vào mùa bão lũ luôn là mối lo lớn.
Ngay sau khi Nghị định 67/2014/NĐ-CP có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong tỉnh chủ động tiếp cận các chủ tàu và các cơ sở đóng tàu tìm hiểu nhu cầu về vay vốn, soạn thảo quy trình cho vay, thành lập các tổ công tác cho vay theo Nghị định 67.
Từ hai năm nay, nhất là khi giá cua biển lên cơn sốt, tại nhiều bãi biển ở Kiên Giang, nhất là từ Ba Hòn (huyện Kiên Lương) đến Hà Tiên, sôi động nghề săn cua biển giống.
Ngày 6/10, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở NN&PTNT Hải Phòng tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ (tại quần đảo Long Châu – thị trấn Cát Bà).
Dẫn đầu cả nước về số tàu thuyền cũng như sản lượng thủy sản được khai thác, đánh bắt nhưng khi nhắc đến Quảng Ngãi, người ta lại nghĩ ngay đến…thợ lặn hoặc các đôi tàu giã cào cao tốc, những nghề vốn không được khuyến khích phát triển hiện nay.
Trong điều kiện âu thuyền tránh bão còn nhiều hạn chế, việc nâng cao ý thức, phổ biến kinh nghiệm cho ngư dân neo đậu đảm bảo an toàn tàu thuyền là hết sức cần thiết.
Con ngán có giá trị kinh tế cao nhưng từ trước tới nay bà con ngư dân khai thác theo kiểu “ăn xổi ở thì”, không quan tâm tới việc bảo tồn nên nguồn lợi này có nguy cơ cạn kiệt cao. Trước tình trạng này, Tiên Yên đã triển khai mô hình quản lý, khai thác nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng. Ban đầu, mô hình được thí điểm ở khu vực thôn Cái Khánh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên.
Sông Lô, sông Gâm chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang đã đi vào lịch sử hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ngoài tạo cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, các dòng sông này còn có tiềm năng lớn về giao thông, thủy sản. Bao đời nay, cư dân sống hai bên sông được hưởng lợi từ nguồn nước, giao thông và thủy sản từ dòng sông mang lại. Dọc theo các con sông đã hình thành các làng vạn chài, cuộc sống mưu sinh đánh bắt cá gắn chặt vào sông từ bao đời nay.
Những ngày gần đây, một số phương tiện giã cào có công suất lớn của tỉnh Quảng Ngãi lại khai thác kiểu tận diệt ở vùng biển gần bờ Quảng Nam, gây hủy hoại nguồn lợi hải sản.