Anh Trần Văn Tư, ngụ ở ấp Thới Thuận B, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ), nói: “Năm nay nước lớn trễ tưởng không có cá linh nhưng nào ngờ mới 25 tháng 9 âm lịch mà cá linh dưới sông nhiều lắm, thả một dạo lưới 4, 5 ký lô cá. Qua con nước mùng 10 tháng 10 tới cá linh xuống sông cho mà coi, năm nay cá nhiều hơn năm rồi!”.
Sau 3 ngày khẩn trương thi công, chiều 1/11, cửa sông Phú Thọ đã chính thức được khơi thông và tàu thuyền của ngư dân xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa) bị “mắc kẹt” phía trong cửa sông này đã ra khơi như cam kết của lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi.
Đánh bắt, khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhiều năm qua là vấn đề “nóng”. Người làm nghề này thường là dân di cư tự do, dân nghèo. Với gánh nặng mưu sinh, nên dù biết là vi phạm nhưng vẫn cứ tái phạm; ngành chức năng thì tuyên truyền, xử phạt. Và nó đang là một vòng luẩn quẩn, chưa có lời giải.
Lao động trực tiếp trên biển ngày càng ít, trong khi số lượng tàu thuyền ngày càng tăng, mỗi chuyến ra khơi, chủ tàu phải chạy đôn chạy đáo tìm “bạn” đi biển, đây là một thực trạng đang xảy ra ở nhiều vùng biển trong tỉnh Quảng Ngãi.
Ngư dân khai thác hải sản ngày càng khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, giá cá bấp bênh trong khi ngư trường ngày càng cạn kiệt. Để giúp ngư dân ổn định sản xuất, gắn bó với nghề và vươn ra khơi xa, thời gian qua nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai.
Tháp tùng cùng lực lượng kiểm ngư thuộc Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang kiểm tra hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển Gò Công chúng tôi mới thấy hết những khó khăn trong công tác bảo vệ tài nguyên biển.
Sau bão số 11, ngư dân các làng chài ven biển sống bằng nghề lưới thúng ở các xã Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Thuận, Bình Hải (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã tranh thủ ra khơi. Bởi theo kinh nghiệm của họ, mỗi lần có bão, nước biển dâng cao lúc đó cá, tôm cũng di chuyển vào gần bờ nên ra khơi vào thời điểm này dễ có khả năng trúng đậm.
Chỉ 799 tàu cá công suất từ 20 CV trở lên, trong đó 221 chiếc đánh bắt xa bờ, thế nhưng hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng năm nào cũng xảy ra sự cố, không ít người phải nằm lại với biển. Làm gì để tàu cá và ngư dân an toàn?
Ông lão Sáu Biên (Nguyễn Văn Biên) trầm ngâm, tặc lưỡi: “Bồ Đề hả? Mùa này nhọc lắm. Phương kế sinh nhai càng lúc hẹp dần và kém hiệu quả. Bao nhiêu nghề rồi cũng phải chuyển. Riết, xứ biển này heo hút quá”.
Mùa cà ra ở Ba Chẽ bắt đầu khi tiết trời chuyển từ thu sang đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Cà ra có người còn gọi là cua lông, có hình dáng gần giống như con rạm vùng đồng bằng nhưng to hơn nhiều, có con nặng đến 2 lạng. Hiện cà ra chỉ tồn tại trong tự nhiên, chưa ai nuôi được. Sông Ba Chẽ đầy nét hoang dã, là nơi sinh sống của cà ra.