Ngày 19/8, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Thành Long tổ chức lễ ký kết hợp đồng đóng mới bốn tàu cá vỏ thép đầu tiên cho bốn ngư dân xã Đại Hợp (huyện Kiến Thụy).
Khai thác bằng lồng bẫy cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công sức lao động, chi phí đầu tư thấp. Các loại lồng bẫy được phân loại dựa vào đối tượng khai thác, được thiết kế, trang bị và kỹ thuật khai thác riêng biệt để đối tượng khai thác dễ vào, khó ra.
Trước thông tin tàu cá của gia đình ông Đinh Công Trường mang số hiệu BĐ 96689 TS (với 13 thuyền viên) đang khai thác thủy sản tại tọa độ 09 độ 30’N, 114 độ 01’E bất ngờ bị 4 người nước ngoài khống chế, Cục Kiểm ngư đã kịp thời ứng cứu.
Xã Hải Thanh (Tĩnh Gia) có 429 phương tiện đánh bắt hải sản, với tổng công suất hơn 28.000 CV, trong đó có 128 phương tiện công suất từ 90 CV trở lên, số lao động trực tiếp đi biển hơn 900 người và gần 2.000 lao động tham gia các dịch vụ hậu cần khác.
Mùa nước nổi năm nay tuy mực nước lên chậm và không cao như các năm trước, nhưng nguồn lợi thủy sản khá phong phú khiến cho những người làm nghề lưới cá cảm thấy phấn khởi.
Ngày 18/8, Indonesia đã đánh chìm 34 tàu thuyền nước ngoài bị tạm giữ trước đó do đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển của nước này, trong đó có tàu của Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Có 4 tàu của Indonesia cũng bị đánh chìm lần này do khai thác hải sản không có giấy phép hợp lệ.
Cùng thời điểm này những năm trước, người dân vùng đầu nguồn Hồng Ngự đã có thể hưởng lợi từ mùa lũ do lượng cá, tôm về nhiều. Tuy nhiên, người dân cho biết hiện nay vẫn chưa có nước nhiều cùng với việc ghe cào đánh bắt cá bằng điện nên nguồn thủy sản đã giảm đi trông thấy.
Quảng Ngãi sở hữu đội tàu đánh bắt cá hùng hậu vào loại nhất miền Trung. Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt hải sản luôn đi kèm với những rủi ro, tai nạn thường trực. Việc Nghị định 67 của Chính phủ triển khai có nhiều ưu đãi khi tham gia bảo hiểm cho tàu đánh bắt trên biển đã tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân an tâm bám biển, giữ vững ngư trường truyền thống.
Trong nhiều năm qua, ngành khai thác đóng góp lớn trong sự phát triển chung của thủy sản cả nước song năng suất, chất lượng, hiệu quả vẫn thấp gây lãng phí nguồn lợi. Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác hải sản là một yêu cầu cấp thiết. Giải pháp để thực hiện việc này là các cơ chế chính sách để tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nghề khai thác.
Nghề truyền thống đánh bắt thủy hải sản của ngư dân Bến Tre rất phong phú, đa dạng. Từ nghề cào đơn, cào đôi… đến nghề câu mực hàng năm đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngư dân. Trong đó, nghề câu mực phát triển nhanh, hiện toàn tỉnh có 140 tàu (câu tay 137 chiếc, câu giàn 3 chiếc), tập trung tại huyện Bình Đại và Ba Tri.