Ngày 10/8, ngư dân Trần Quân và Công ty TNHH đóng tàu An Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) hạ thủy chiếc tàu cá đóng mới bằng nguồn vốn vay theo nghị định 67 (chính sách phát triển thủy sản) của Chính phủ.
Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Cà Mau vừa phối hợp với các xã Khánh Bình, Tây Bắc, Khánh Lộc (huyện Trần Văn Thời) tổ chức thả một số loại cá, tôm giống nước ngọt xuống các cửa sông nội đồng trong huyện.
Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.
Tin tưởng vào sự giới thiệu của Sở NN&PTNT, hai ngư dân Trương Văn Ngữ và Trần Hon đã dốc toàn bộ tài sản và cố sức vay mượn để đưa tàu ra ngư trường nước ngoài khai thác, nhưng chỉ được hơn 3 tháng, họ “mất cả chì lẫn chài”. Sau nhiều nỗ lực, hai ông đã đưa được tài sản của mình về nước, nhưng đến nay, vẫn phải chờ!
UBND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp bến cá mũi Gành Dầu, huyện đảo Phú Quốc.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã làm việc với UBND TP Hải Phòng về vấn đề triển khai Nghị định 67 và xây dựng Trung tâm Nghề cá lớn (cảng cá động lực).
Mới đây, tại Hải Phòng, Bộ NN&PTNT đã đón nhận tàu Hayato do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam.
Ngày 5/8, ông La Văn Bé, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre, cho biết cơ quan này đã giám định thể tích các bồn chứa hai xe bồn của Công ty TNHH Vận tải Thủy Chinh để đề xuất biện pháp xử phạt.
Toàn tỉnh Bạc Liêu có 1.290 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy sản. Trong tháng 7/2015, các phương tiện đã khai thác hơn 9.720 tấn (trong đó 1.226 tấn tôm, 8.492 tấn cá và các loại thủy sản khác).
Trên các ngư trường truyền thống, thường thì bà con ở địa phương tập trung khai thác vụ cá nam bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến tháng 9 hàng năm. Bởi khi đó, gió Tây Nam thổi lên, mang theo nguồn lợi cá nổi với mật độ và tần suất ngày càng nhiều. Đây cũng là thời điểm mà ngư dân Bình Thuận vươn khơi bám biển, đánh bắt hải sản bằng đa dạng hình thức như: Lưới rê, câu khơi, câu lộng, kéo lưới, pha xúc, vây rút chì…