Phòng NN&PTNT huyện Long Điền cho biết, đến nay, các tàu cá trên huyện đã thành lập được 30 tổ đánh bắt cá, bao gồm 157 tàu và 170 thuyền viên nhằm hỗ trợ nhau đánh bắt trên các vùng biển xa.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 67/NĐ-CP ngày 7/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đóng tàu công suất lớn, ngư dân thị xã Hoàng Mai đã kịp thời nắm bắt chủ trương và tiến hành đăng ký.
Vào thời điểm này, bà con vùng sông nước MiềnTây nói chung, huyện đầu nguồn An Phú nói riêng lại háo hức đón chào mùa nước nổi, bởi ngoài việc bồi đắp phù sa cho ruộng đồng thêm tươi tốt, mùa lũ về còn mang theo nhiều sản vật đa dạng, phong phú từ thiên nhiên, để rồi với việc khai thác thủy sản mùa nước nổi, đời sống của bà con cũng nhờ vậy mà khá lên. Phóng sự sau đây được ghi nhận tại vùng lũ xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú.
Trong những năm qua các hộ ngư dân trong tỉnh Thái Bình đã tích cực đóng mới và cải hoán tàu cá nên sản lượng khai thác hải sản năm sau cao hơn năm trước: năm 2009 đạt 40.780 tấn, đến năm 2013 tăng lên đạt 54.169 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,36%/năm.
Tranh thủ tiết trời thuận lợi, các đơn vị thi công công trình trọng điểm, Dự án nâng cấp cảng cá Lạch Vạn (Diễn Ngọc – Diễn Châu) và Dự án nạo vét Lạch Thơi (thuộc các xã Sơn Hải, Quỳnh Thọ, Quỳnh Lưu) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ. Mục tiêu đặt ra là thông thoáng luồng lạch, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu trong mùa mưa bão.
Vào độ tháng 7 – 8 hàng năm, khi những cơn lũ đổ về, nước tràn ngập cánh đồng nằm giữa 2 thôn Làng Mang và Làng Ven thuộc xã Minh Tiến, huyện Lục Yên cũng là lúc các loài cá trên hồ Thác Bà bắt đầu qui tụ về đây để vật đẻ.
Bộ NN&PTNT đã triển khai thí điểm tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Tại Phú Yên, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương ven biển trong tỉnh và các sở, ngành liên quan khẩn trương thực hiện để bắt kịp khi Nghị định 67 của Chính phủ chính thức có hiệu lực.
Nhằm hạn chế sự tác động của con người thông qua hoạt động đánh bắt và góp phần phục hồi những loài thủy sản ven biển đặc hữu của các bãi bồi ven biển trong tỉnh, Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Sóc Trăng đã xây dựng mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ ở vùng bãi bồi tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung.
Theo lịch khai thác hải sản của ngư dân thì hiện nay, mùa đánh cá cơm đã trôi qua được một trăng, tức bằng khoảng một tháng dương lịch.
Chỉ trong vòng 2 năm, có khoảng 60 lồng bè thủy sản từ các nơi tập trung về neo đậu và nuôi trồng trái phép trước khu vực bờ biển thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Điều này khiến nguy cơ ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông đường thủy ở đây tăng cao.