T2, 06/07/2020 12:55

Kỳ 5: Một số quy định xử phạt của các nước đối với tàu nước ngoài vi phạm

Chưa có đánh giá về bài viết

Thực hiện Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010 và các Công điện: số1329/CĐ-TTg ngày 30/8/2012, số 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Tùy từng nước sẽ có biện pháp xử phạt đối với tàu nước ngoài vi phạm   Ảnh: reddid.com

Tùy từng nước sẽ có biện pháp xử phạt đối với tàu nước ngoài vi phạm Ảnh: reddid.com

>> Kỳ 1: Một số quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển   

>> Kỳ 2: Một số điều ngư dân cần biết khi hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển  

>> Kỳ 3: Phân định ranh giới biển Việt Nam với các nước khu vực Vịnh Bắc bộ và khu vực biển Tây Nam bộ 

>> Kỳ 4: Phân định ranh giới biển Việt Nam với các nước khu vực Biển Đông

1. Indonesia

Năm 2005, Luật Indonesia cho phép bắn cháy tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Indonesia.

– Tàu cá sử dụng cờ nước ngoài đánh bắt trong khu vực lãnh thổ nuôi trồng của Indonesia không có giấy phép (SIPI) có thể bị phạt tới mức cao nhất là 7 năm tù và phạt tiền 20 tỷ Rupiah (38 tỷ VNĐ);

– Người làm giấy tờ giả hoặc sử dụng giấy phép đánh bắt (SIPI), giấy phép kinh doanh thủy sản (SIUP) và giấy phép chuyên chở (SIKPI) giả có thể bị phạt tù 7 năm, phạt tiền 3 tỷ Rupiah (gần 6 tỷ VNĐ);

– Việc sở hữu, mang theo hoặc sử dụng các công cụ đánh bắt cá gây hại đến sự bền vững tài nguyên biển của Indonesia sẽ bị phạt tù 5 năm, phạt tiền 2 tỷ Rupiah (gần 4 tỷ VNĐ);

– Các tàu thực hiện chức năng tuần tra, giám sát các hoạt động thủy sản được trang bị vũ khí nóng hoặc các thiết bị vũ khí tự vệ.

Năm 2014, Tổng thống mới lên nắm quyền, tăng cường kiểm soát, xử lý tàu cá nước ngoài vi phạm. Ngày 5/12/2014, bắn cháy 3 tàu Kiên Giang bị bắt ngày 3/11/2014; ngày 29/8/2011, lực lượng chấp pháp của Indonesia đốt cháy tàu BTh 85763 TS của ngư dân Bình Thuận vi phạm vùng biển Indonesia ngay trên biển; ngày 18/8/2015, Indonesia bắn cháy 34 tàu nước ngoài trong đó có 17 tàu của Việt Nam. Tổng số bị bắn cháy từ năm 2014 đến nay là 30 tàu.

2. Malaysia

Năm 2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thủy sản Malaysia tuyên bố sẽ điều tra trục xuất, bắt giữ tàu cá và ngư dân nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép. Trục xuất ngư dân lao động trái phép.

Các mức xử phạt:

Mức 1: Áp dụng cho thuyền trưởng (tài công)

– Nộp phạt 1.000.000 ringgit tương đương 263.000 USD.

– Hoặc 6 tháng đến 1 năm tù giam.

 Mức 2 đến mức 7: Áp dụng cho thuyền viên

– Đối tượng nằm trong khung này bị xử phạt 100.000 ringgit, tương đương 26.300 USD.

– Hoặc bị tù giam từ 2 đến 6 tháng.

3. Thái Lan

Năm 2015, sửa đổi luật nghề cá: Phải lắp đặt các thiết bị kiểm soát hải trình của các tàu.

– Xử phạt 1.000.000 Bath (tương đương với 620.000 USD) và phạt tù đến 3 năm đối với cá nhân vi phạm.

– Thành lập Trung tâm chỉ huy, đấu tranh chống hoạt động IUU fishing (đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ) và 28 Trung tâm kiểm tra, kiểm soát và quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại 22 tỉnh và các vùng biển.

– tăng cường các biện pháp quản lý, tuần tra, kiểm soát và xử phạt nặng đối với tàu thuyền, ngư dân nước ngoài xâm phạm lãnh hải, đánh bắt thủy sản bất hợp pháp trên vùng biển Thái Lan.

4. Camphuchia

Nhiều lực lượng, phạt tiền là chính. Tỉnh này cho khai thác nhưng nhưng tỉnh khác bắt phạt; kiểm ngư không bắt nhưng hải quân, biên phòng bắt.

5. Philippines

Tăng cường bắt giử, xử lý tàu cá nước ngoài vi phạm

– Bỏ tù thuyền trưởng, thuyền viên từ 3 tháng đến 10 năm (sử dụng chất nổ, khai thác các loài quý hiếm).

– Phạt 50.000 (1 tỷ VNĐ) – 200.000 USD (4 tỷ VNĐ).

6. Palau

Palau thông báo trong thời gian tới phạt 100.000 – 1.000.000 USD/người cho các hành vi vi phạm. Nếu không nộp phạt phải lao động công ích để trừ nợ 200 USD/tháng/người.

– Các tàu tái phạm phạt càng nặng.

7. Australia

Tuyên bố nếu ngư dân ta tiếp tục vi phạm sẽ tăng cường các hình phạt như đốt cháy tàu, tăng thời gian phạt tù, tăng tiền phạt… Ngư dân tái phạm phải bồi hoàn tất cả các chi phí lần trước đã hỗ trợ và phạt tù và tiền.

8. Micronesia

Riêng đối với Micronesia, công tác bảo hộ công dân rất khó khăn. Là quốc đảo giữa Thái Bình Dương, hai nước không có cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở Micronesia và ngược lại, phải thông qua nước thứ ba để liên hệ và làm các thủ tục bảo hộ công dân.

9. Trung Quốc

Trung Quốc ngăn cản, kiểm soát, lấy tài sản, đâm chìm tàu của ngư dân ta ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam, chúng ta kịch liệt phản đối và lên án mạnh mẽ hành động sai trái của Trung Quốc. Trước đây Trung Quốc bắt ngư dân đòi tiền chuộc (nếu ngư dân nộp phạt ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia). Gần đây chủ yếu dùng biện pháp đâm va, lấy trang thiết bị, hải sản của ngư dân, đánh vào kinh tế làm nhụt ý chí để ngư dân không ra vùng biển này.

Hoàng Yên - Thu Hằng

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!