T2, 06/07/2020 12:58

Kỳ 8: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác hải sản của Chính phủ Việt Nam

Chưa có đánh giá về bài viết

(Tiếp theo kỳ trước)


Tàu cá cần hoạt động theo đúng quy định Ảnh: CTV 

>> Kỳ 1: Một số quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển   

>> Kỳ 2: Một số điều ngư dân cần biết khi hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển  

>> Kỳ 3: Phân định ranh giới biển Việt Nam với các nước khu vực Vịnh Bắc bộ và khu vực biển Tây Nam bộ 

>> Kỳ 4: Phân định ranh giới biển Việt Nam với các nước khu vực Biển Đông 

>> Kỳ 5: Một số quy định xử phạt của các nước đối với tàu nước ngoài vi phạm

>> Kỳ 6: Khả năng hợp tác khai thác hải sản với các nước của nghề cá Việt Nam 

>> Kỳ 7: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác hải sản của Chính phủ Việt Nam

8. Vi phạm các quy định về sử dụng

chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản

* Mức phạt tiền đối với hành vi tàng trữ trái phép trên tàu cá chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản như sau: Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép trên tàu cá chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản.

* Mức phạt đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản như sau: Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản.

* Hình thức xử phạt bổ sung:

• Tịch thu chất độc, thực vật có độc tố đối với hành vi tàng trữ trái phép trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản;

• Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 3 – 6 tháng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản;

* Biện pháp khắc phục hậu quả:

• Buộc tổ chức, cá nhân tiêu hủy chất độc, thực vật có độc tố đối với hành vi tàng trữ và sử dụng trái phép trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản;

• Buộc tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất độc, thực vật có độc tố gây ra đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản.

9. Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá

 * Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá thuộc diện cấm phát triển theo quy định của pháp luật.

 *  Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng  đối với mỗi hành vi sau:

• Đóng mới, cải hoán tàu cá khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận đóng mới hoặc cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên;

• Không có hồ sơ thiết kế, hồ sơ kỹ thuật tàu hoặc hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật.

* Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chuyển mục đích sử dụng tàu cá thuộc diện cấm phát triển đối với hành vi quy định này.

10. Vi phạm các quy định quản lý trang thiết bị cứu sinh, thông tin liên lạc, giám sát trên tàu cá

* Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

• Không trang bị đầy đủ thiết bị cứu sinh, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hoạt động tàu cá theo quy định;

• Tắt thiết bị giám sát tàu cá khi tàu cá thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát khi đang hoạt động thủy sản trên biển.

* Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4. triệu đồng đối với hành vi không trang bị thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát, thiết bị cứu sinh tàu cá theo quy định.

* Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục tình trạng hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá đối với hành vi tắt thiết bị giám sát tàu cá khi đang hoạt động khai thác thủy sản trên biển.

11. Vi phạm quy định về sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá

* Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 700 nghìn đồng đối với hành vi không mang theo tàu cá bản chính hoặc bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá khi tàu cá đang hoạt động.

* Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã quá hạn hoặc không đăng kiểm lại tàu cá theo quy định khi hoạt động thủy sản như sau:

• Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV đến dưới 250 CV;

• Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 CV đến dưới 400 CV;

•  Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên.

* Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tẩy xóa, sửa chữa nội dung hoặc làm giả như sau:

• Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV đến dưới 250 CV;

• Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 đến dưới 400 CV;

• Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên.

* Hình thức xử phạt bổ sung:

• Tịch thu giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá đã cải hoán nhưng không đăng kiểm lại đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã quá hạn quy định;

• Tịch thu giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tẩy xóa, sửa chữa nội dung hoặc làm giả đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tẩy xóa, sửa chữa nội dung hoặc làm giả.

12. Vi phạm quy định về đăng ký tàu cá

* Mức phạt đối với một trong các hành vi: Không viết số đăng ký tàu cá; viết số đăng ký tàu cá không đúng quy định hoặc không mang theo bản chính hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi tàu cá đang hoạt động như sau:

• Phạt tiền từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV đến dưới 250 CV;

•  Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 CV đến dưới 400 CV;

• Phạt tiền từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên.

* Mức phạt đối với hành vi không đăng ký tàu cá hoặc không đăng ký lại tàu cá theo quy định như sau:

• Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV đến dưới 250 CV

•  Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 CV đến dưới 400 CV;

• Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên.

* Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, làm giả hoặc sử dụng biển số không đúng với số đăng ký ghi trong giấy đăng ký tàu cá, biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp như sau:

• Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV đến dưới 250 CV;

• Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 9 triệu đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 CV đến dưới 400 CV;

• Phạt tiền từ 9 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên.

* Hình thức xử phạt bổ sung:

• Tịch thu giấy chứng nhận đăng ký tàu cá làm giả hoặc biển số đăng ký tàu cá giả đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc sử dụng biển số, số đăng ký tàu cá giả; giấy chứng nhận đăng ký tàu tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

• Đình chỉ hoạt động của tàu cá từ 1 – 3 tháng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận đăng ký tàu cá làm giả hoặc sử dụng biển số, số đăng ký tàu cá giả.

* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xóa biển số, số đăng ký tàu cá giả đối với hành vi sử dụng biển số, số đăng ký tàu cá giả.

13. Vi phạm quy định về quản lý thuyền viên tàu cá

* Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng đối với hành vi thuyền viên và người làm việc trên tàu cá không mang theo người giấy tờ tùy thân.

* Phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi thuyền viên làm việc trên tàu cá không có tên hoặc không đúng tên ghi trong sổ danh bạ thuyền viên.

* Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi không có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền viên theo quy định hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền viên sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung hoặc làm giả.

* Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi không có Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo quy định của pháp luật.

* Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật.

* Hình thức xử phạt bổ sung:

• Tịch thu văn bằng, chứng chỉ thuyền viên làm giả đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ làm giả;

• Tịch thu văn bằng, chứng chỉ thuyền viên sửa chữa, tẩy xóa đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ sửa chữa, tẩy xóa.

Hoàng Yên - Thu Hằng

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!