Trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau, tôm được xác định là mặt hàng chiến lược và có nhiều lợi thế cạnh tranh, đóng góp giá trị 1,3 tỷ USD toàn ngành thủy sản địa phương. Nhưng, để duy trì và phát triển bền vững tiềm năng này, Cà Mau cần tăng cường xây dựng chuỗi liên kết và phát triển tôm sinh thái bền vững.
Trước diễn biến không thuận lợi của thời tiết, mưa phùn kéo dài, độ ẩm cao là nguyên nhân gây dịch bệnh cho các loài thủy sản, người dân ở nhiều vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã khẩn trương thu hoạch lứa cá thương phẩm và chuẩn bị vào vụ mới.
Đó là tình trạng đang diễn ra tại xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình, gây bất lợi cho sản xuất và hệ lụy sau này.
Theo Sở NN&PTNT Sóc Trăng, tính đến hết tháng 2/2015, toàn tỉnh thả được 3.086 ha tôm nuôi với 1.103,8 triệu con giống, bằng 6,86% kế hoạch năm.
Ngày 04/3/2015 tại hộ ông Phạm Văn Quận, ấp 3, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Trà Vinh tổ chức Hội thảo mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi cho 30 nông dân trong vùng tham dự.
Chết liên tục, chết kéo dài bất chấp các loại thuốc và sự can thiệp của các “thầy thuốc”, thậm chí nhiều ao nuôi bị chết hoàn toàn. Tình trạng cá tra chết kỷ lục này đã và đang dồn đẩy nông dân ĐBSCL vào thế chân tường khi theo dự báo khả năng tăng giá bán trong năm 2015 cũng là rất nhỏ.
Như đã đưa tin, gần 1 tuần nay, hàng chục tấn sò lông, ốc và nhuyễn thể các loại bất ngờ bị chết hàng loạt ở ngoài biển rồi bị sóng đánh trôi dạt vào bờ biển ở các xã Kỳ Ninh, Kỳ Khang, Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Bước đầu, Phòng NN&PTNT huyện xác định có khả năng là do ô nhiễm môi trường nước biển.
Tổng diện tích rừng ngập mặn của Cà Mau là 35.000 ha, tập trung nhiều nhất ở hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Từ chỗ chỉ làm chức năng phòng hộ, chống sạt lở ven biển, cân bằng môi trường thiên nhiên, người dân đã biết tận dụng mặt nước dưới chân rừng thả nuôi các loài thủy sản phát triển kinh tế.
Xã Sơn Bua (Sơn Tây) có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để nuôi thủy sản. Vừa qua, huyện đưa cá tầm vào nuôi đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản có giá trị cao, mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân ở xã vùng cao Sơn Bua.
Phát huy lợi thế mặt nước hồ sông Đà, đến nay, xã Chiềng Hoa (Mường La) đã xây dựng 11 lồng cá với 8 hộ tham gia, sản lượng bình quân đạt hơn 12 tấn/ năm.