Trong 3 năm (2010 – 2012), Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (EMS) được xem là nguyên nhân chính gây thiệt hại trên tôm nuôi. Các nhà khoa học xác định được căn nguyên và cơ bản khống chế thành công dịch bệnh này. Nhưng trong vụ tôm năm 2014, bệnh đốm trắng lại trở thành bệnh chính gây chết tôm.
Năm 2010, gia đình ông Lê Quang Tể, thôn Nam Sơn, xã Nghi Sơn (Tĩnh Gia) đã mạnh dạn thử nghiệm nuôi hàu Thái Bình Dương (TBD) ở vịnh Nghi Sơn.
Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 90 ha nuôi tôm trên cát; 430 ha nuôi tôm công nghiệp. Đến nay hầu hết diện tích nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát đều trúng mùa.
Nhiều năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang bị thua lỗ nặng, phần thì “treo ao”, lấp ao, còn vài hộ chỉ nuôi cầm chừng. Lý do là cá không có đầu ra ổn định, trong khi vốn đầu tư quá cao.
Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá – lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.
Qua 5 năm triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, mô hình nuôi tôm càng xanh mang lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, mô hình này vẫn tồn tại những khó khăn, bất cập cần sớm khắc phục.
Chúng tôi đến vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Hoà Hiệp Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên) khi tình hình dịch bệnh tôm ở vụ nuôi thứ 2 đang diễn biến phức tạp.
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Trị đã triển khai thí điểm thành công mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại huyện Cam Lộ, bước đầu cho giá trị kinh tế cao và triển vọng có thể nhân rộng trên địa bàn.
Theo Sở NN&PTNT Kiên Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi được 89.450/89.000 ha tôm nước lợ, đạt 100,5% so kế hoạch và tăng 3,2% so cùng kỳ năm 2013.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) những tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển. Nhiều vùng nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như vùng cá điêu hồng, cá bống bớp, cá lóc bông; nhiều trang trại NTTS được thành lập. Nhiều vùng nuôi đạt 100 – 200 triệu đồng/ha như xã: Hải Đông, Hải Lộc, Hải Châu (Hải Hậu); Nghĩa Bình, Nghĩa Thắng, Nam Điền (Nghĩa Hưng), Giao Xuân (Giao Thủy)…