(TSVN) – Dựa trên những tác động có lợi của chủng vi khuẩn Lactococcus spp và các polysaccharide ngoại bào lên cá chép (Cyprinus carpio) trong các nghiên cứu trước đây, một nhóm chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc đã đánh giá sâu hơn về các chức năng của Lactococcus spp. đơn hoặc đa bào lên hiệu suất tăng trưởng, hấp thụ glucose và trao đổi chất của cá chép.
Theo các kết quả nghiên cứu mới đây của nhóm chuyên gia từ các trường đại học và viện nghiên cứu chuyên ngành NTTS tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, khi cá được cho ăn các khẩu phần chứa chủng vi khuẩn Lactococcus spp. đơn bào (Lactococcus lactis Q-8 lactis Q-9, L, lactis Z-2) hoặc đa bào (liều lượng 5×108 CFU g-1 của thức ăn) trong 60 ngày, thì trọng lượng cuối cùng, tăng trọng và tốc độ tăng trưởng riêng cùng các yếu tố điều kiện đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là các nhóm cá được ăn bổ sung chủng vi khuẩn Lactococcus spp. đa bào. Ngoài ra, tỷ lệ biến đổi thức ăn của tất cả các nhóm cá chép ăn bổ sung các chủng vi khuẩn Lactococcus spp thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.
Các chỉ số về phản xạ somatic và nội tạng cũng như tỷ lệ sống của mỗi nhóm cá chép thử nghiệm đều không có sự khác biệt đáng kể suốt giai đoạn cho ăn. Về khả năng hấp thụ glucose, các nhóm cá được ăn bổ sung vi khuẩn Lactococcus spp. đã làm tăng đáng kể nồng độ glucose máu và tăng cường điều chỉnh các biểu hiện của các gen Sglt1 và Gult2 trong đường ruột hơn hẳn nhóm đối chứng. Ngoài ra, lượng glycogen trong gan tụy cũng tăng đáng kể ở những nhóm cá chép được ăn bổ sung Lactococcus spp. Quan sát về trao đổi chất glucose trong gan tụy, các chuyên gia phát hiện, nhóm cá ăn bổ sung vi khuẩn Lactococcus spp. đã giảm đáng kể các biểu hiện gen GK và PK trong quá trình glycolysis – phân hủy glucose, nhằm hô hấp và chuyển hóa tế bào, đồng thời làm tăng biểu hiện G6Pase và PEPCK trong quá trình tổng hợp glucose.
Ngoài ra, cùng với sự kéo dài thời gian cho ăn, các hiệu lực hiệp đồng lên mức độ biểu hiện của các gen liên quan đến hấp thụ và trao đổi chất, thì lượng glycogen cũng được cải thiện tốt hơn ở những nhóm cá ăn bổ sung chủng vi khuẩn Lactococcus spp. đa bào.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, các chuyên gia tại Trung Quốc khẳng định rằng, vi khuẩn Lactococcus spp. trong các sản phẩm probiotics đã góp phần cải thiện hiệu suất tăng trưởng và tạo ra các hiệu lực về hấp thụ glucose và trao đổi chất ở cá chép. Đây là cơ sở cho các hãng dinh dưỡng lựa chọn tỷ lệ sử dụng các loại probiotics tiềm năng và carbohydrates trong NTTS.
>> Cá chép là loài động vật ăn tạр, chúng có thể ăn rong rêu cũng như các loài thủy sinh, côn trùng. Chúng thường ăn cám gạo, sắn giã nhỏ…; đặc biệt cá chép rất thích ăn ốc (thường dùng làm mồі câu). Thức ăn của cá chép vô cùng đa dạng, phong phú nhưng để nuôi сá chép đạt hiệu quả cao thì cần cho ăn đủ các loại thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và các loại thức ăn bổ sung để đảm bảo sự phát triển và năng suất của cá. Thức ăn thô xanh: Thức ăn tự nhiên: Các loại củ quả, trái cây như cà rốt, dưa leo… và сáс loại rau xanh như rau muống, rau dền, rau sống…; các loại hạt: hạt điềυ, hạt hướng dương. Thức ăn công nghiệp: Các loại bã công nghiệр, bã rau củ quả như: bã rau sống, bã táo, bã cà chua, bã nước ép, phế thải lò mổ, bã hạt… dư ra trong quá trình sản xuất. Thức ăn tinh: Thức ăn tự nhіên: Bao gồm các loại bột sắn, bột ngô, bột đậu tương, bột mì, cám gạo… và các nguyên liệu chứa nhiều thành phần tinh bột. Thức ăn công nghiệp: Bao gồm cáс loại bã đậu nành, bã mắm, bã gạo, xác cà phê, bột cá… và các chế phẩm chứa nhiều năng lượng cho cá. Thức ăn bổ sung: Thức ăn bổ sung tự chế haу các loại cám công nghiệp, cáс chế phẩm công nghiệp bổ trợ có bán sẵn ngoài thị trường. |
Vũ Đức
Theo Aquafeed