Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Quỹ châu Á tại Việt Nam đã thực hiện Dự án: “Nâng cao hiệu quả thực hiện công tác tuyên truyền về quyền lao động và Công đoàn cho các hội nghề nghiệp và hội khoa học kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam, đóng góp vào việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản ở Việt Nam”. Theo đó, quy định về những quyền cơ bản của người lao động, Thủy sản Việt Nam xin trích đăng nội dung này.
Các quyền cơ bản
a. Tự do lựa chọn việc làm, quyền làm việc và bảo vệ việc làm; được thử việc, tập nghề và học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
b. Giao kết và thực hiện hợp đồng lao động bảo đảm tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
– Có 3 loại hợp đồng lao động: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn (từ đủ 12 – 36 tháng); Mùa vụ, công việc (dưới 12 tháng).
– Chỉ được ký tối đa 2 hợp đồng ngắn hạn, lần thứ 3 phải là không thời hạn.
– Hợp đồng chỉ có thể chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Hết hạn hợp đồng (trừ cán bộ công đoàn không chuyên trách thì được gia hạn hợp đồng đến hết nhiệm kỳ công đoàn);
+ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
+ Đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu;
+ Bị xử lý kỷ luật sa thải;
+ Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật;
+ Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế…
+Và 3 trường hợp khác: Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc; Người lao động chết, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; Người sử dụng lao động là cá nhân chết, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
c. Hưởng lương và phúc lợi thỏa đáng
– Hưởng lương thỏa đáng, phù hợp trình độ kỹ năng nghề, trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Hưởng phúc lợi quy định trong thỏa ước lao động tập thể và trong thỏa thuận khác với người sử dụng lao động; theo các quy định của người sử dụng lao động.
d. Bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý
Thời giờ làm việc bình thường:
e. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
– Được tôn trọng danh dự, nhân phẩm;
– Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn – vệ sinh lao động;
– Được từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Được bảo vệ chống mọi hành vi quấy rối tình dục.
f. Không bị phân biệt đối xử về: Giới tính, dân tộc, màu da; Thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân; Tín ngưỡng, tôn giáo; Nhiễm HIV, khuyết tật; Vì lý do công đoàn.
g. Tham gia và hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
h. Được yêu cầu và tham gia đối thoại, thương lượng tập thể, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn để bảo vệ quyền, lợi ích của mình
i. Được thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp
k. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
– Không phải làm ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa trong thời gian mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7: Được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc/ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
– Không bị sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng vì lý do: Kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi: Không bị xử lý kỷ luật lao động.
– Trong thời gian hành kinh: Được nghỉ 30 phút/ngày; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ 60 phút/ngày. Thời gian nghỉ được hưởng lương.
Người lao động làm gì nếu quyền lợi bị xâm phạm hoặc có nguy cơ bị xâm phạm
– Tự tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014… để hiểu rõ hơn quyền lợi, nghĩa vụ của mình và của người sử dụng lao động, cơ quan Nhà nước…
– Nhờ đồng nghiệp, người thân, báo chí, truyền thông tư vấn, hỗ trợ, có tiếng nói, bênh vực quyền lợi.
– Nhờ chuyên gia, luật sư hoặc các Cơ quan Lao động, Bảo hiểm, Công đoàn, Hội Khoa học kỹ thuật và Nghề nghiệp…; các Công ty, Trung tâm, Văn phòng tư vấn pháp luật giúp đỡ, hỗ trợ pháp lý.
– Đề nghị Công đoàn, Hội Khoa học kỹ thuật và Nghề nghiệp hỗ trợ và thay mặt đại diện, bảo vệ.
– Kiến nghị, khiếu nại và đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội, Tòa án nhân dân… giải quyết.
>> Thông tin liên hệ: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Phòng Tiếp dân: 024.3942.6485 Tổng đài Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: 19009068 Liên đoàn Lao động ở địa phương và các Trung tâm Tư vấn Pháp luật ở tỉnh/thành phố để được hỗ trợ; Các Trung tâm tư vấn pháp luật của Liên đoàn Lao động Tỉnh tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, Công đoàn cho đoàn viên. |