CHỦ NHẬT, ngày 11/5/2025

Trong cuộc trao đổi cùng Tạp chí Thủy sản Việt Nam, ông Steve Dang – Giám đốc điều hành (COO) và ông Ciaron McKinley – Đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc (CEO) của SHRIMPL, đã chia sẻ tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp, những thách thức lớn hiện nay của ngành nuôi trồng thủy sản, cùng vai trò của dữ liệu và công nghệ trong việc hướng tới một tương lai bền vững hơn cho ngành thủy sản toàn cầu.

Ông Steve Dang: Dịch bệnh thường được xem là rào cản lớn nhất, nhưng theo tôi, thách thức cốt lõi của ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay chính là việc thiếu một “hệ điều hành” tổng thể – một nền tảng chung để kết nối người nuôi, nhà máy thức ăn và cơ quan quản lý. Việc thiếu hụt hạ tầng kỹ thuật số khiến các mắt xích trong chuỗi giá trị vận hành rời rạc, thiếu liên kết, dẫn đến hiệu quả sản xuất khó được tối ưu.

Một trở ngại lớn khác là khả năng tiếp cận nguồn vốn tài chính vẫn còn rất hạn chế. Khi không có vốn, việc hiện đại hóa hay chuyển đổi chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ rơi vào bế tắc.

Ông Steve Dang: Có ba yếu tố chính cản trở việc áp dụng công nghệ trong ngành nuôi trồng thủy sản.

 

Thứ nhất là quy mô sản xuất.

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, phần lớn sản lượng vẫn đến từ hàng ngàn trang trại nhỏ lẻ, vận hành theo cách truyền thống. Chính mô hình phân tán và quy mô nhỏ này khiến việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ trở nên khó khăn.

Trong khi đó, các quốc gia như Ecuador, Brazil hay Mexico đã phát triển mạnh các mô hình trang trại quy mô lớn với mức độ tự động hóa cao. Nhờ vậy, họ có thể thu thập dữ liệu hiệu quả hơn, đưa ra quyết định chính xác hơn và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính.

 

Thứ hai là rào cản tài chính.

Như tôi đã đề cập, thiếu nguồn vốn là một thách thức lớn. Không có tài chính, người nuôi khó có thể đầu tư vào công nghệ mới hay mở rộng quy mô sản xuất. Không chỉ nông hộ, ngay cả các cơ quan quản lý nhà nước cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để đổi mới toàn diện ngành.

 

Thứ ba, và có lẽ ít được nhắc đến là tầm nhìn.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp từ các công ty truyền thống đến các startup vẫn chưa hình dung rõ ngành nuôi trồng thủy sản hiện đại sẽ vận hành ra sao. Tại SHRIMPL, chúng tôi tin rằng tương lai của ngành nằm ở sự kết nối: Tích hợp tất cả mắt xích trong chuỗi giá trị, từ người nuôi, nhà máy thức ăn, doanh nghiệp chế biến đến cơ quan quản lý trên cùng một nền tảng số hóa. Khi dữ liệu, kiến thức và công nghệ được chia sẻ đồng bộ, tất cả các bên đều có cơ hội phát triển bền vững và cùng nhau hưởng lợi.

Ông Steve Dang & ông Ciaron McKinley: Dữ liệu là nền tảng trong toàn bộ hoạt động của SHRIMPL. Khi công nghệ phát triển, ngành nuôi trồng thủy sản cũng chứng kiến sự bùng nổ về cả khối lượng lẫn chất lượng dữ liệu – với tần suất cập nhật nhanh hơn, ổn định và chi tiết hơn bao giờ hết. Để xử lý hiệu quả nguồn dữ liệu ngày càng phức tạp này, chúng tôi ứng dụng mạnh mẽ trí tuệ nhân tạo (AI).

 

AI giúp giảm thiểu sai số, phân tích nhanh chóng và đưa ra các khuyến nghị hành động kịp thời – từ đó hỗ trợ người nuôi đưa ra quyết định chính xác và kịp thời hơn. Một trong những ứng dụng nổi bật là mô hình “song sinh số” (digital twins) – bản sao ảo của ao nuôi, vùng nuôi hoặc toàn bộ hệ thống sản xuất, cho phép mô phỏng, giám sát và tối ưu hóa quy trình vận hành. Tính đến nay, SHRIMPL đã số hóa hơn 1 triệu hecta ao nuôi – và con số này vẫn đang tăng lên từng ngày.

 

Chúng tôi cũng tích hợp ảnh vệ tinh vào nền tảng để xác minh điều kiện thực tế tại trang trại – như đánh giá chất lượng nước, xác định tình trạng thả giống hay phát hiện những dữ liệu bất thường, đặc biệt hữu ích ở những khu vực thiếu dữ liệu thực địa. Ngoài ra, AI còn được đưa vào các công cụ quản lý tồn kho, điều phối nhân sự và vận hành trang trại – tất cả gói gọn trong một nền tảng di động, hỗ trợ các trại quy mô lớn vận hành hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực.

 

Khi làm việc với các tổ chức tài chính, bảo hiểm hay ngân hàng, chúng tôi còn kết hợp AI với các mô hình thống kê và kinh tế sinh học để đưa ra bức tranh toàn diện và đáng tin cậy hơn về hiệu quả sản xuất. SHRIMPL không chỉ dừng lại ở phân tích kỹ thuật, mà còn chuyển hóa dữ liệu thành các mô hình rủi ro và công cụ tài chính – từ đó kết nối dòng vốn quay trở lại ngành, thúc đẩy tái đầu tư, đổi mới và tăng trưởng bền vững.

 

Tóm lại, AI không chỉ giúp tối ưu hóa vận hành, giảm lãng phí và nâng cao hiệu suất, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng một ngành tôm minh bạch, linh hoạt và thích ứng tốt với những biến động trong tương lai.

Ông Steve Dang & ông Ciaron McKinley: Ngành nuôi trồng thủy sản đang tiến gần đến một bước ngoặt quan trọng – tương tự như những cuộc cách mạng công nghệ từng diễn ra trong lĩnh vực tài chính, thương mại điện tử hay sản xuất công nghiệp.

 

Tất cả những ngành này đều chuyển mình mạnh mẽ nhờ tích hợp dữ liệu và công nghệ vào trung tâm hoạt động và nuôi trồng thủy sản cũng đang bước vào giai đoạn chuyển đổi tương tự.

Dù nông nghiệp – thủy sản vốn được xem là lĩnh vực tiếp cận công nghệ chậm, nhưng hiện nay tốc độ chuyển đổi đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Các nhà máy thức ăn đã bắt đầu xây dựng chiến lược dài hạn 12, 24, thậm chí 36 tháng hướng tới một tương lai số hóa, kết nối toàn diện.

 

SHRIMPL hiện đang đồng hành cùng họ, đồng thời hợp tác với các tổ chức tài chính phát triển như ADB, IFC và nhiều ngân hàng thương mại để huy động nguồn lực cho hành trình này.

 

Chúng tôi tin rằng, trong 5 – 10 năm tới, ngành sẽ vận hành như một chuỗi giá trị kết nối – nơi dữ liệu được chia sẻ an toàn, hiệu quả, tạo ra giá trị cho tất cả các bên tham gia. Khi đó, nhà máy thức ăn không chỉ đơn thuần bán sản phẩm, mà trở thành đơn vị cung cấp giải pháp toàn diện: Từ tư vấn kỹ thuật, kiểm soát dịch bệnh đến hiện đại hóa trang trại.

 

Sự cộng hưởng này sẽ giúp trại nuôi vận hành hiệu quả hơn, nhà máy tối ưu chi phí, còn người tiêu dùng thì yên tâm với chuỗi cung ứng minh bạch hơn.

 

Thực tế, mô hình tương lai này đã bắt đầu hình thành ở một số quốc gia Nam Mỹ – nơi công nghệ tự động hóa và phân tích dữ liệu đã được ứng dụng mạnh mẽ trong nuôi trồng thủy sản. Đây là lời cảnh tỉnh cho các thị trường như Việt Nam. Là một cường quốc về nuôi tôm, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nếu muốn duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường toàn cầu.

 

Tại SHRIMPL, chúng tôi định hướng trở thành nền tảng hạ tầng số phục vụ chính phủ trong việc hỗ trợ hoạch định chính sách, nâng cao năng lực quản lý ngành và hiện đại hóa hạ tầng bằng sức mạnh dữ liệu. Đó cũng là lý do chúng tôi có mặt tại VIETSHRIMP 2025 để kết nối với các địa phương, lắng nghe thực tiễn và cùng chia sẻ tầm nhìn về một tương lai nuôi trồng thủy sản thông minh, hiệu quả và bền vững hơn.

Ông Steve Dang & ông Ciaron McKinley: Đây thực sự là một sự kiện ấn tượng. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của ban tổ chức trong việc quy tụ đầy đủ các mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị thủy sản. Trong suốt hai ngày tham dự, chúng tôi đã có cơ hội gặp gỡ nhiều khách hàng tiềm năng, kết nối với các đối tác mới và mở ra những cơ hội hợp tác đầy triển vọng. SHRIMPL chắc chắn sẽ quay trở lại vào năm sau!

 

Điều khiến chúng tôi đặc biệt ấn tượng là tính quốc tế ngày càng rõ nét của VietShrimp. Chúng tôi đã gặp gỡ đại diện đến từ Nam Mỹ, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Pháp và Đức – tạo nên một nguồn năng lượng toàn cầu vô cùng tích cực. Chính sự đa dạng, cởi mở và tinh thần hợp tác ấy đã giúp VietShrimp trở thành một điểm đến hấp dẫn, có giá trị thực sự đối với những doanh nghiệp công nghệ như SHRIMPL.

 

Chân thành cảm ơn ông!

 

Anh Thư

error: Content is protected !!