(TSVN) – Sáng 19/3, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2021 khu vực phía Bắc. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo của Cục Thú y, năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 46.217 ha, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019 (có tổng diện tích bị thiệt hại là 24.297 ha); ngoài ra có khoảng 10.274 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại. Ước tính tổng thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản (dịch bệnh, thiên tai) trung bình mỗi năm khoảng 3.000 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, trong gần 3 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh trong NTTS đã giảm mạnh, tổng diện tích NTTS bị thiệt hại là hơn 1.897 ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao do người nuôi tôm bắt đầu thả nuôi ngày một nhiều, trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp; các loại mầm bệnh nguy hiểm (AHPND, WSD, EHP…) còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm.
Do vậy, để giảm thiểu thiệt hại đối với NTTS, Cục Thú y đề nghị các địa phương và người nuôi cần chủ động phòng tránh dịch bệnh, xử lý môi trường trước khi thả nuôi, sử dụng nguồn nước đảm bảo, sử dụng con giống, chế phẩm sinh học có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng. Ngoài ra, việc thả nuôi với mật độ hợp lý, tránh thả nuôi dày sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh phát sinh đối với thủy sản.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, trong năm 2021, Bộ tiếp tục phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức giám sát các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản trong khuôn khổ “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản, giai đoạn 2021 – 2030”. Qua đó, dự báo, cảnh báo, lập bản đồ dịch tễ lưu hành dịch bệnh và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tiếp tục kiến nghị, làm việc với cơ quan thú y có thẩm quyền các nước nhằm tháo gỡ rào cản, khó khăn, vướng mắc, mở rộng thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.
Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục hoàn thiện dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản, giai đoạn 2021 – 2025” và tổ chức thực hiện sau khi Kế hoạch được ban hành.
Các tỉnh, thành phố theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, hiện tượng thủy sản chết nhiều và chết bất thường để hướng dẫn, đề xuất các giải pháp tổng hợp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh, hướng dẫn xử lý triệt để ao bệnh nhằm giảm thiểu thiệt hại, giảm thiểu nguy cơ bệnh lây lan rộng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh việc xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh trong NTTS để hạn chế dịch bệnh phát sinh…
Hiện nay chỉ duy nhất triển khai công nghệ ưu việt IRBT( Improve Recycle Biochemical Technology) là không dịch bệnh, sản phẩm xanh, sạch chất lượng cao… đọc tham khảo liên quan đến nuôi trồng thủy sản trong trang FB HOA PHANVAN