(TSVN) – Không chỉ nhà sản xuất, người tiêu dùng cũng đang tìm kiếm cho mình những xu hướng bền vững. Dưới đây là 8 xu hướng mới về tiêu dùng thủy sản bền vững theo đánh giá của Hội đồng Quản lý Hàng hải (MSC).
(TSVN) – Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm qua đã có nhiều biến động và thay đổi do làn sóng COVID-19 lần thứ 4 hoành hành tại khu vực phía Nam. Nhiều thị trường chính giảm tỷ trọng do các vấn đề về logistics, giảm nhu cầu nhập khẩu… và thay vào đó là sự tỏa sáng của nhiều thị trường nhỏ.
(TSVN) – Việc đàm phán và ký kết thành công nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mang lại cơ hội cho nước ta về tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu… Điển hình là những cơ hội lớn từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), trong đó, ngành thủy sản hưởng lợi không nhỏ.
(TSVN) – Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ năm 2021 đạt 759 triệu USD, tăng 17% so năm 2020.
(TSVN) – Khô cá phi là món ăn được nhiều người dân ĐBSCL lựa chọn để làm thực phẩm chiêu đãi khách dịp Tết nhiều năm nay. Gần đây, khô cá phi được nhiều người tiêu dùng lựa chọn dịp Tết, hiện, giá khô cá phi đang tăng cao so với thời điểm khác trong năm.
(TSVN) – Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, dự kiến quý II/2022, Bộ sẽ ban hành Thông tư sửa đổi bổ sung một số vấn đề về kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc thẩm quyền quản lý.
(TSVN) – Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, ngành tôm đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực. Kim ngạch xuất khẩu tôm ước đạt 3,8 tỷ USD tăng 2,7% so với năm 2020, giúp ngành tôm trở thành điểm sáng trong xuất khẩu thủy sản cả nước. Đóng góp vào thành công này phải kể đến 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu.
(TSVN) – Sản lượng cá tra nước ta vẫn đà tăng trưởng, năm nay giữ mức của năm 2020 và năm 2022 có thể tăng lên hơn 1,8 triệu tấn. Sản lượng cá tra toàn cầu cũng tăng, dự báo năm 2022 đạt hơn 3 triệu tấn. Cá tra Việt Nam mất thế độc quyền trên thị trường, đang đối diện nhiều thách thức.
(TSVN) – Một năm xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề do các tác động của đại dịch gây ra, trong đó có ngành tôm. Điều này đã làm thay đổi vị trí của các nhà cung cấp tôm toàn cầu. Các thị trường chính của các nhà xuất khẩu lớn vẫn là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…
(TSVN) – Nhu cầu mua sắm các mặt hàng hải sản cao cấp nhập khẩu như cua hoàng đế, tôm hùm Australia, tôm hùm Canada, bào ngư Hàn Quốc, bào ngư Australia, sò đỏ Hàn Quốc dịp Tết này đều tăng cao.