Mới đây, Tổng cục Hải quan đã có văn bản chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên yêu cầu đẩy nhanh thông quan nông, thủy sản xuất khẩu đi Trung Quốc.
Theo đó, có 3 cảng biển được chỉ định cho tàu đánh bắt thủy sản, tàu vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của nước ngoài cập cảng để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác qua lãnh thổ Việt Nam.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã từ chối nhập khẩu 13 lô hàng tôm trong tháng 10 do nhiễm khuẩn Salmonella và phát hiện có chứa kháng sinh.
Hãng bán lẻ khổng lồ Walmart của Bắc Mỹ đang thử nghiệm công nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc tôm ở Andhra Pradesh, Ấn Độ và được chuyển đến các chuỗi cửa hàng Sam’s Club, Mỹ.
Theo Chủ tịch Ủy ban tôm và cá Bangladesh, quốc gia này đang lên những kế hoạch đầy tham vọng để nâng cao hoạt động sản xuất tôm sú vào những năm tới để hướng tới xuất khẩu vào các thị trường lớn.
Ghi nhận tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Đài Loan trong 9 tháng qua cho thấy, chỉ sụt giảm trong tháng 1 và 4 còn lại đều tăng trưởng dương so cùng kỳ năm 2018; với kim ngạch đạt 41,9 triệu USD, tăng 13,9% đưa Đài Loan vào top 10 thị trường nhập khẩu chính mặt hàng tôm Việt.
Xuất khẩu tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc giảm mạnh trong năm nay do thuế quan mới áp đặt; trái lại hoạt động kinh doanh loài này từ Canada lại đầy triển vọng.
Sau 3 năm nghiên cứu tại các trung tâm R&D ở Israel, Công ty Công nghệ NTTS AquaMaof đã ứng dụng thành công công nghệ RAS nuôi tôm công nghiệp trên cạn với tỷ lệ sống cao và sạch bệnh. Công nghệ này sẽ có mặt trên thị trường toàn cầu vào năm sau.
Tại các thị trường châu Á, tôm càng xanh luôn là sản phẩm thu hút khách hàng. Các chiến lược tiếp thị mạnh mẽ kết hợp phát triển tôm bố mẹ đơn tính sẽ là đòn bẩy giúp tôm càng xanh phổ biến không kém tôm thẻ.
Một thông báo từ văn phòng chính sách liên bang Mỹ cho hay: “Chính phủ Mỹ đã hủy bỏ toàn bộ các ưu đãi thương mại trị giá 1,3 tỷ USD đối với Thái Lan theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), do Thái Lan không cung cấp đầy đủ các quyền của người lao động được quốc tế công nhận”.