“Thị trường nội địa còn nhiều “sân chơi” cho các doanh nghiệp; điều quan trọng là họ có tận dụng, khai thác được lợi thế hay không”. Đó là khẳng định của ông Ngô Quang Tú (ảnh), Trưởng phòng Chế biến, Bảo quản Thủy sản – Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT).
Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, dự kiến trong tháng 11 này, Cơ quan Kiểm dịch Động Thực vật Liên Bang Nga (FSVPS) sẽ cử Đoàn đến Việt Nam thanh tra các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Liên minh Kinh tế Á – Âu.
Vấn đề an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp luôn được chú trọng, tuy nhiên, đến nay, sản phẩm nông sản của Việt Nam bộc lộ nhiều điểm yếu. Vấn đề nằm ở đâu?
Từ ngày 1/12, từng lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc) sẽ được kiểm tra chặt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Chính phủ Thái Lan vừa thông qua đạo luật mới nhằm chống lại nạn đánh bắt khai thác thủy sản trái phép (IUU); đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới phòng trường hợp bị EU cấm cửa vào tháng 12 tới.
Nhiều quốc gia như Mỹ, Indonesia, Philippines, Dominica, Jamaica, Puerto Rico… bắt đầu đẩy mạnh sản xuất cá tra, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và nhảy vào “sân chơi” xuất khẩu.
Mới đây, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã ký hợp đồng tiêu thụ lô hàng cá lóc nuôi trong bể lót bạt theo tiêu chuẩn VietGAP.
Là một tổ chức quốc tế quyền lực trong việc quản lý dịch bệnh toàn cầu, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đang nỗ lực gắn kết với các quốc gia để ngăn chặn và kiểm soát tốt dịch bệnh trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành thủy sản bởi nó cung cấp 50% nguồn đạm động vật cho con người.
Hội thảo do Tổng cục Thủy sản, Tạp chí Thủy sản Việt Nam phối hợp cùng Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 19/11/2015, tại TP Hồ Chí Minh; thu hút 200 đại biểu là các nhà quản lý, các nhà khoa học, doanh nghiệp và người nuôi cá cảnh.
Sản phẩm sá sùng Vân Đồn mới đây đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.