Đó là con số ấn tượng trong 8 tháng đầu năm 2014 của ngành thủy sản, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thông tin ngày 9/9.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa cho phép huyện Tuy An làm chủ đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện 3 dự án: Nạo vét đất, cát bồi lấp, thông luồng cảng cá Tiên Châu, lạch Vạn Củi; cửa biển Lễ Thịnh và cửa biển An Hải.
Con tôm là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản, với diện tích và sản lượng lớn nhất. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, dịch bệnh trên tôm đã khiến nhiều người nuôi điêu đứng. Nguyên nhân đã được công bố, nhưng khả năng khống chế đến đâu lại vẫn bỏ ngỏ.
Tang quyến xin chân thành cảm ơn các tổ chức, đơn vị và bạn bè thân hữu đã đến phúng viếng, chia buồn cùng gia quyến và tiễn đưa ông, bố chúng tôi là ông Trần Cao Mưu, sinh ngày 12/10/1947, tạ thế vào lúc 18h30’ ngày 5/9/2014, hưởng thọ 68 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Mới đây, đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chạch sông tại Phú Thọ” của Trường Đại học Hùng Vương đã được nghiệm thu.
Tôm hùm, một loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người dân. Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm vẫn chưa thực sự phát huy được tiềm năng, thế mạnh. Vậy, cần làm gì để nghề nuôi này tìm lại được lợi thế của mình, TSVN đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Khánh Ly (ảnh), Vụ phó Vụ Nuôi trồng Thủy sản, Tổng cục Thủy sản.
Nửa đầu năm 2014, ngành cá tra vẫn chưa thoát khó, kim ngạch xuất khẩu giảm 3% so cùng kỳ năm trước; giá cá nguyên liệu hiện nay vẫn dưới giá thành nên người nuôi lỗ nặng. Nhiều đề xuất đưa ra để cứu cá tra.
Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Ông Phạm Trần Cao Mưu (Trần Cao Mưu), Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Thủy sản Nghệ An, sinh ngày 12/10/1947, nguyên quán Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An, đã tạ thế hồi 18h30′ ngày 5/9/2014, hưởng thọ 68 tuổi.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị bố trí 299,5 tỷ đồng cho các dự án ưu tiên đầu tư phát triển thủy sản năm 2015.
Hiện nay, danh mục thức ăn và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và cấp phép lưu hành. Danh mục này được cập nhật và bổ sung hàng năm. Đến nay, đã có gần 10.000 sản phẩm thức ăn và chế phẩm sinh học đang được phép lưu hành tại Việt Nam, bao gồm các sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm sản xuất trong nước.