Nguyễn Duy Hòa: “Chúng tôi thành công khi khách hàng và nông dân thành công”, đó chính là triết lý cốt lõi của Cargill trong suốt 120 năm phát triển trong ngành dinh dưỡng vật nuôi. Từ một cơ sở sản xuất thức ăn nhỏ tại Trung Tây, Hoa Kỳ, Cargill đã vươn lên trở thành một doanh nghiệp toàn cầu, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các trang trại, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhà phân phối, cũng như các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

 

Với đội ngũ hơn 20.000 nhân viên tại 280 cơ sở ở 40 quốc gia, Cargill sản xuất gần 18 triệu tấn thức ăn chăn nuôi mỗi năm, góp phần gián tiếp hoặc trực tiếp đáp ứng bữa ăn cho hơn 1 tỷ người mỗi ngày. Thành tựu này không chỉ là minh chứng cho năng lực sản xuất mà còn khẳng định tầm nhìn dài hạn về phát triển bền vững của Cargill. 

 

Riêng với ngành thủy sản, Cargill đã đạt được nhiều cột mốc đáng chú ý. Hướng đến mục tiêu giảm ít nhất 30% lượng phát thải carbon từ sản phẩm cá hồi nuôi vào năm 2030, công ty đang hợp tác chặt chẽ với các nhà nuôi cá hồi và nhà cung cấp để tối ưu hóa chuỗi giá trị. Năm 2023, Cargill mở rộng thực hành nông nghiệp tái sinh, giảm phát thải CO2 tới 15.000 tấn, tăng gấp 15 lần so với năm trước. 

 

Cam kết bền vững của Cargill còn thể hiện qua việc hỗ trợ Quỹ Cải thiện Nghề Cá (FIP) do Finance Earth và WWF sáng lập. Hiện nay, 84% nguyên liệu biển mà Cargill sử dụng có nguồn gốc từ chuỗi cung ứng được chứng nhận hoặc FIP. Để đa dạng hóa nguồn nguyên liệu và giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, Cargill cũng tích cực sử dụng bột côn trùng, dầu tảo và phát triển các giải pháp bao bì giảm thiểu rác thải nhựa. 

 

Chúng tôi còn áp dụng công nghệ FLOW giúp tối ưu hóa dinh dưỡng trong viên thức ăn, giảm thất thoát dưỡng chất vào nguồn nước tới 50%, mang lại hiệu quả vượt trội trong NTTS. 

 

Không chỉ đóng góp vào ngành thủy sản toàn cầu, Cargill cam kết hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan để thúc đẩy sự phát triển bền vững tại những thị trường mà công ty có mặt, trong đó có Việt Nam. Với tư duy đổi mới và trách nhiệm xã hội, Cargill không chỉ mang lại giải pháp dinh dưỡng tốt hơn mà còn góp phần nâng cao năng suất, lợi nhuận và chất lượng cuộc sống cho người nuôi. 

 

Cargill tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong ngành dinh dưỡng vật nuôi, lấy sự thành công của khách hàng làm động lực phát triển bền vững.

TS. Nguyễn Duy Hòa: Ngành thức ăn thủy sản ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, dẫn đầu thị trường lại là các doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc và Đài Loan, chiếm trên 80% thị phần. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI từ các quốc gia khác, bao gồm Cargill, lại dẫn đầu trong ngành thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.

 

Mặc dù không có nhiều yếu tố cản trở sự phát triển của ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, tôi cho rằng việc đảm bảo sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng khắt khe, là điều cần đặc biệt lưu ý. Chúng ta cần tập trung vào một số vấn đề quan trọng sau:

 

Nghiên cứu công nghệ để phát triển nguồn nguyên liệu trong nước: Cần chủ động phát triển các nguyên liệu từ chính phụ phẩm của ngành thủy sản như dịch tôm, dịch cá, bột cá tra, cùng các sản phẩm từ nông nghiệp khác như cám gạo, ngô, phụ phẩm từ trái cây, bột côn trùng và thảo dược.

 

Tính toán giá trị Carbon Dioxide cho nguyên liệu đầu vào: Việc xây dựng các giá trị CO2 cho nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản sẽ giúp đưa tín chỉ carbon vào công thức sản xuất, qua đó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững.

 

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho thức ăn thủy sản: Để đảm bảo an toàn sức khỏe vật nuôi và hỗ trợ chiến lược quản lý dịch bệnh, cần xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tỷ lệ sử dụng nguyên liệu dễ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe vật nuôi.

 

Cải tiến chuỗi cung ứng: Xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng thức ăn thủy sản, bao gồm việc giảm bớt các khâu trung gian, giúp người nuôi tiếp cận nguồn thức ăn và vật tư trực tiếp từ nhà sản xuất. Bên cạnh đó, hỗ trợ hệ thống và chính sách tín dụng sẽ giúp giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

 

Việc tập trung vào các vấn đề trên sẽ giúp ngành thức ăn thủy sản không chỉ phát triển bền vững mà còn gia tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao từ thị trường xuất khẩu.

TS. Nguyễn Duy Hòa: Cơ cấu giá thành thức ăn trong chi phí sản xuất ở các quốc gia đều có sự tương đồng, chiếm khoảng 50% – 60% trong giá thành sản xuất. Tuy nhiên, giá thành sản xuất tôm ở Ecuador và Ấn Độ lại thấp hơn so với Việt Nam khi tính đến cùng kích cỡ tôm, nhờ vào các yếu tố sau:

 

Mật độ nuôi tôm thấp: Tại Ecuador và Ấn Độ, mật độ nuôi tôm thấp hơn, cho phép họ sử dụng thức ăn với hàm lượng đạm thấp hơn và giá rẻ hơn. Tuy nhiên, hệ số thức ăn của họ lại cao, nghĩa là chi phí thức ăn (lượng thức ăn x giá thức ăn) thực tế không thấp hơn so với Việt Nam. Mặc dù vậy, các quốc gia này có lợi thế về diện tích trại nuôi rộng lớn, giúp tận dụng một phần thức ăn tự nhiên trong ao.

 

Nuôi mật độ thấp giúp giảm chi phí khác: Việc nuôi mật độ thấp làm giảm stress cho tôm, từ đó giảm thiểu chi phí thuốc và hóa chất. Đồng thời, chi phí nhân công và điện nước cũng thấp hơn ở Ecuador và Ấn Độ, nơi diện tích trại nuôi lớn và mật độ nuôi thấp.

 

Chi phí tín dụng làm giá thành cao: Một yếu tố quan trọng làm giá thành sản xuất tôm ở Việt Nam cao hơn so với Ấn Độ và Ecuador là việc nhiều người nuôi tôm phải mua vật tư và thức ăn qua tín dụng từ đại lý. Điều này khiến giá mua vật tư và thức ăn cao hơn nhiều so với việc thanh toán tiền mặt, góp phần làm tăng giá thành sản xuất tôm ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính đúng lượng thức ăn x hệ số thức ăn x giá thức ăn, chi phí thức ăn không phải yếu tố chủ yếu làm tăng giá thành sản xuất.

 

Để giảm giá thành sản xuất tôm một cách bền vững, người nuôi tôm và các nhà sản xuất thức ăn tại Việt Nam cần chấp nhận sử dụng thức ăn chất lượng cao và thức ăn chức năng phòng bệnh. Điều này giúp giảm hệ số thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi và tăng tỷ lệ thành công. Bên cạnh đó, việc hợp tác giữa các nông dân nuôi tôm để thành lập hợp tác xã và phối hợp với các nhà máy sản xuất thức ăn nhằm xây dựng chuỗi cung ứng trực tiếp tới các hợp tác xã nuôi tôm sẽ giúp giảm chi phí và tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các quốc gia như Ecuador và Ấn Độ.

TS. Nguyễn Duy Hòa: Tại Cargill, chúng tôi đang nỗ lực giải quyết vấn đề này bằng cách tiên phong áp dụng phương thức tiếp cận toàn diện cho nghề nuôi tôm thông qua ba trụ cột: Dinh dưỡng Tối ưu, Tăng cường Sức khoẻ, và Trại nuôi Bền vững. Cùng với đó, chúng tôi cung cấp các giải pháp khoa học và kỹ thuật số nhằm hỗ trợ người nuôi tôm tại Việt Nam, với mục tiêu khuyến khích việc sử dụng thức ăn nuôi tôm ép đùn.

 

Mặc dù chi phí sản xuất thức ăn với quy trình ép đùn có thể cao hơn, nhưng phương pháp này lại mang lại khả năng cạnh tranh vượt trội nhờ vào các lợi ích rõ ràng như: giảm bụi, cấu trúc viên có độ bền nước cao, giúp hạn chế thất thoát dinh dưỡng ra môi trường nuôi, duy trì sự sạch sẽ của nước trong ao và giảm gánh nặng xử lý nước cho người nuôi, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

 

Chúng tôi không ngừng tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhằm tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm. Sản phẩm thức ăn viên chìm chậm với công nghệ ép đùn mang lại hiệu quả rõ rệt, với tỷ lệ tăng trưởng tôm (ADG) cải thiện lên đến 10%, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm 3 – 5%, giúp người nuôi rút ngắn thời gian nuôi tôm khoảng một tuần. Tôm thành phẩm đạt chất lượng tốt, thịt chắc, trọng lượng cao và tỷ lệ cơ thịt cao, phù hợp với yêu cầu chế biến xuất khẩu. Công nghệ ép đùn cũng cho phép sử dụng một loạt nguyên liệu đa dạng, mang lại nhiều lựa chọn cho người nuôi nhờ vào khả năng điều chỉnh dinh dưỡng chính xác về tỷ lệ protein, năng lượng và chất lượng thức ăn.

TS. Nguyễn Duy Hòa: Chúng tôi hiểu rằng mô hình liên kết chuỗi hay 3F là quan trọng, nhưng không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Tại Việt Nam, chúng tôi áp dụng một mô hình kinh doanh khác, với khả năng tiếp cận rộng rãi người nuôi, trở thành đối tác đáng tin cậy và mang lại những giá trị thiết thực để họ có thể thành công. Triết lý của chúng tôi rất đơn giản: Chúng tôi lựa chọn đồng hành với người nuôi thay vì cạnh tranh trực tiếp với họ trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng.

 

Để thực hiện điều này, chúng tôi đầu tư vào nâng cao năng lực cho đội ngũ bán hàng, kỹ thuật viên và các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng trên toàn quốc, để họ có thể tổ chức huấn luyện tại trại nuôi, chuyển giao công nghệ về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi, cũng như chia sẻ những bí quyết nuôi trồng hiệu quả. Nhờ đó, chúng tôi giúp người nuôi tổ chức sản xuất một cách an toàn, có trách nhiệm và bền vững.

 

Việt Nam là một thị trường quan trọng đối với Cargill. Chúng tôi đã có nhiều năm đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp và cộng đồng Việt Nam. Vào năm 2025, chúng tôi sẽ kỷ niệm 30 năm thành lập tại Việt Nam. Chúng tôi rất tự tin và lạc quan về những cơ hội phát triển trong tương lai và cam kết tiếp tục đầu tư, phát triển công việc kinh doanh tại đây, từ năng lực sản xuất, đội ngũ nhân viên đến những đóng góp tích cực cho cộng đồng, như một phần không thể thiếu trong mục tiêu chung là nuôi dưỡng thế giới.

TS. Nguyễn Duy Hòa: Bột cá hiện vẫn là nguồn nguyên liệu lợi thế nhất về mặt dinh dưỡng, khả năng dẫn dụ và hương vị, mà rất ít nguồn đạm sáng tạo có thể thay thế được. Đặc biệt, các yếu tố dinh dưỡng như Cholesterol; Phospholipids; Peptides; Nucleotides; EPA/DHA/ARA rất khó để có được đầy đủ từ những nguồn đạm khác như đạm côn trùng, vi tảo, hay đạm đơn bào.

 

Tuy nhiên, các nguồn đạm sáng tạo lại có ưu điểm lớn trong việc cung cấp các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào bột cá. Điều này trở nên đặc biệt quan trọng khi bột cá đang ngày càng thiếu hụt, cùng với mối lo ngại về tính bền vững của nguồn nguyên liệu này do việc đánh bắt cá làm suy giảm nguồn lợi tự nhiên và giảm sự đa dạng sinh học.

 

Tuy vậy, một trong những hạn chế lớn của các nguồn đạm sáng tạo là công nghệ sản xuất đắt đỏ, khiến giá thành cao và tạo ra thách thức lớn trong việc áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thức ăn thủy sản. Mặc dù vậy, với sự gia tăng yêu cầu về tiêu chuẩn bền vững và tín chỉ carbon, cũng như áp lực thay thế bột cá, tôi hy vọng rằng trong tương lai không xa, việc ứng dụng rộng rãi các nguồn đạm sáng tạo sẽ trở nên khả thi hơn, góp phần phát triển ngành thức ăn thủy sản theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.

VietShrimp luôn là diễn đàn hấp dẫn đối với bà con nông dân ngành tôm, là nơi kết nối hiệu quả giữa người nuôi và các doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo cơ hội để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi và tìm kiếm các giải pháp mới, sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến. Những vấn đề nóng bỏng hiện nay của ngành tôm như chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá tôm giảm mạnh so với trước đây, các thách thức về ô nhiễm môi trường và dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, cùng với chất lượng thức ăn bị ảnh hưởng trong bối cảnh áp lực giảm giá thành, đều là những chủ đề tôi hy vọng sẽ được các diễn giả thảo luận và đưa ra những giải pháp hiệu quả, giúp ngành tôm Việt Nam phát triển bền vững.

error: Content is protected !!