(TSVN) – Qua nhiều năm nghiên cứu, krill đã được chứng minh là nguồn tài nguyên biển được quản lý tốt, có khả năng thay thế bột cá và thúc đẩy hiệu suất tăng trưởng mạnh mẽ cho vật nuôi thủy sản.
Thức ăn chiếm hơn 50% chi phí sản xuất tôm và mọi nỗ lực cắt giảm những nguyên liệu thức ăn đắt tiền như bột cá, dầu cá sẽ kéo theo nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tăng trưởng của vật nuôi. Câu hỏi đặt ra cho ngành nuôi trồng thủy sản là: Làm thế nào để đảm bảo nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng với các thành phần hiệu quả, vừa bền vững lại vừa tiết kiệm chi phí?
Nguyên liệu biển là mắt xích quyết định tính hiệu quả của thức ăn dành cho tôm. Các thành phần này rất giàu protein, axit amin thiết yếu và là chìa khóa cho hiệu suất tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều thành phần biển tốn kém, đặc biệt khi tỷ lệ sử dụng cao và đang là nguồn tài nguyên khan hiếm bởi nạn khai thác quá mức.
Điều này không có nghĩa, ngành dinh dưỡng thủy sản phải “đoạn tuyệt” với các thành phần biển, thay vào đó, cần cân nhắc lựa chọn thành phần bền vững với mức độ sử dụng hợp lý. Suốt nhiều năm nghiên cứu khoa học, nhuyễn thể krill nổi bật hơn các loài cùng loại, là nguồn tài nguyên bền vững và được quản lý tốt. Krill đã được chứng minh hiệu quả kích thích tăng trưởng của tôm khi kết hơp với các thành phần biển khác.
Nhiều nghiên cứu của Labomar và Aker BioMarine về công thức thức ăn dành cho tôm đã đánh giá hiệu quả của krill trong các chế độ ăn ít bột cá. Hai bên cùng tiến hành thử nghiệm vào năm 2022 và khẳng định bột nhuyễn thể krill ở Nam Cực là lựa chọn khả thi để thay thế bột cá hoặc các loại đạm động vật biển khác kém bền vững và đắt đỏ hơn.
Hầu hết các công thức thức ăn hiện nay đều chứa protein và axit amin tinh thể có nguồn gốc từ nguyên liệu biển. Những chất dinh dưỡng này chiếm hơn 2/3 chi phí, và là thành phần đắt nhất trong thức ăn cho tôm.
Nhược điểm của đạm thực vật hoặc phụ phẩm động vật là giá trị dinh dưỡng thấp hơn và hiệu quả kích thích tăng trưởng kém. Những bột nhuyễn thể krill đã khắc phục được hết những nhược điểm này, đó là bền vững hơn, giàu dinh dưỡng hơn và hiệu quả kích thích sự thèm ăn và thúc đẩy tăng trưởng cho vật nuôi dù ở tỷ lệ bổ sung thấp hơn.
Trong báo cáo khoa học năm 2019 của Labomar và Aker BioMarine, bột krill được xếp hạng vào nhóm chất dẫn dụ thức ăn và kích thích tăng trưởng tốt nhất cho tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương khi so sánh với các thành phần biển khác. Theo một nghiên cứu mới công bố vào năm 2024, các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh chỉ cần bổ sung 1,5% bột nhuyễn thể krill là đủ để kích thích vật nuôi ăn khỏe và cải thiện tăng trưởng, năng suất và tỷ lệ biến đổi thức ăn (FCR). Trong nghiên cứu này, các hàm lượng thành phần biển kém bền vững hơn đã được cắt giảm tới 75% nhưng vật nuôi vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và ăn khỏe.
Nguồn gốc của krill quyết định đặc tính của nó. Krill Nam Cực tập trung ở vùng biển nguyên sơ thuộc Nam Đại Dương và sinh sống bằng nguồn thức ăn là vi tảo, chiếm tới 20% trọng lượng cơ thể của krill mỗi ngày. Do đó, krill được xếp vào nhóm thành phần thức ăn “siêu dinh dưỡng” – giàu prorein, peptide, axit amin thiết yếu, vi chất dinh dưỡng và phospholipid, trong đó có nhiều axit béo omega-3 quan trọng. Peptide và axit amin trong krill là hai thành phần dẫn dụ, giúp tăng độ hấp dẫn và ngon miệng cho thức ăn. Do đó, thức ăn chứa krill giúp tôm ăn khỏe hơn, giảm lãng phí thức ăn, dẫn đến tốc tộ tăng trưởng cao hơn. Sự kết hợp giữa protein và lipid, phospholipid, vitamin, chitin và astaxanthin khiến krill trở thành thành phần thức ăn lý tưởng cho tôm. Điểm cộng của krill là sự bền vững – một tiêu chí ngày càng quan trọng đối với các trang trại nuôi tôm hiện nay trên toàn cầu.
Công ty Aker BioMarine có trụ sở tại Na Uy đang nắm giữa 65-70% sản lượng khai thác krill toàn cầu. Hạn ngạch đánh bắt krill được đặt ở mức dưới 1% tổng sinh khối khu vực, do Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên sinh vật biển Nam Cực (CCAMLR) quản lý chặt chẽ. Aker BioMarine cũng xây dựng những quy tắc riêng trong khai thác krill, đó là không đánh bắt nhầm, lượng khí thải thấp và hoàn toàn minh bạch trong toàn bộ chuỗi giá trị. Nhờ đó, nguồn tài nguyên krill luôn dồi dào, và có dấu hiệu gia tăng trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây.
Lena Burri
Giám đốc nghiên cứu và phát triển dinh dưỡng, sức khỏe vật nuôi Công ty Aker BioMarine