T2, 09/12/2024 04:18

Mỹ: Giá cua tuyết tăng vọt do nguồn cung khan hiếm

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Giá cua tuyết Canada đầu vụ tháng 4 đã tăng 19% so với mức kỷ lục năm 2023, theo Urner Barry. Dù vậy, các hãng bán lẻ và dịch vụ ẩm thực vẫn duy trì hoạt động và ổn định giá đến tháng 9. Tuy nhiên, khi hàng tồn kho cạn kiệt, giá cua tuyết Canada tăng hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.

Vụ khai thác cua tuyết Canada năm 2024 bắt đầu vào tháng 4 với giá tăng 19% so với mức cao kỷ lục của năm 2023, theo Urner Barry. Tuy nhiên, các kênh bán lẻ và dịch vụ ẩm thực vẫn chấp nhận mức giá này và duy trì ổn định suốt mùa hè đến tháng 9. Tuy nhiên, khi nguồn cung giảm dần, giá cua tuyết tiếp tục leo thang, và hiện cao hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hơn 90% cua tuyết Canada nhập khẩu vào Mỹ diễn ra đầu mùa khi giá còn thấp, mang lại lợi ích cho các nhà bán lẻ và dịch vụ ẩm thực nhưng khiến các nhà chế biến không thể tận dụng mức giá cao hơn sau đó. Sự kết hợp giữa hạn ngạch năm 2024 giảm và doanh số mạnh đã làm lượng hàng tồn kho gần như cạn kiệt.

Trong khi đó, mùa khai thác cua huỳnh đế đỏ Alaska và cua tuyết tanner đang diễn ra. Năm nay, hạn ngạch cua huỳnh đế đỏ tăng 7,5%, trong khi cua huỳnh đế vàng giảm 11%. Sự thiếu hụt cua huỳnh đế Nga đã làm tăng nhu cầu cua huỳnh đế vàng, đặc biệt kích cỡ phổ biến 16-20 tăng 38% so với năm 2023. Hoạt động đánh bắt cua tuyết Opilio dự kiến bắt đầu vào tháng 1, phù hợp với nhu cầu của các nhà chế biến do nguồn cung cua Canada vẫn khan hiếm đến khi bước vào vụ khai thác tháng 4.

Na Uy vừa công bố hạn ngạch năm 2025, với cua huỳnh đế đỏ tăng từ 966 tấn lên 1.510 tấn và cua tuyết tăng 24%, tương ứng 12.724 tấn. Nguồn dự trữ cua tuyết năm 2024 của Na Uy đã cạn kiệt, khiến các nhà sản xuất phải chờ mùa mới và các quy định cập nhật. Cua huỳnh đế cũng đối mặt thách thức tương tự khi xuất khẩu cua tươi sống giảm mạnh.

Dữ liệu nhập khẩu tháng 10 của NOAA cho thấy nhập khẩu cua huỳnh đế và cua tuyết vào Mỹ giảm so với năm 2023. Đặc biệt, cua tuyết biến động mạnh, đạt đỉnh vào tháng 5 nhưng giảm 24% trong tháng 10 so với tháng 9, và giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Khi tồn kho cạn dần và nhu cầu vẫn cao, giá cả tiếp tục tăng.

Ngược lại, Nga đang xuất khẩu lượng kỷ lục cua huỳnh đế và cua tuyết sang châu Á. Tính đến tháng 10, nhập khẩu cua sống của Trung Quốc tăng 15% lên 27.142 tấn, dẫn đầu về nhập khẩu cua huỳnh đế và cua tuyết tươi sống. Nhật Bản cũng dẫn đầu về nhập khẩu cua đông lạnh với mức tăng 50% đối với cua huỳnh đế và 20% với cua tuyết, trong khi Trung Quốc ưa chuộng cua sống nên nhập khẩu cua đông lạnh giảm 38%. Hàn Quốc, một thị trường ưa chuộng cua sống, đang chật vật cạnh tranh nguồn hàng với thị trường lớn hơn gồm Trung Quốc và Nhật Bản.

Vũ Đức

Theo Seafoodnews

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!