Xuất bản ngày 16/5/2014
Thưa quý vị bạn đọc!
Những ngày này, người dân Việt Nam đang hết sức phẫn nộ trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng nhiều tàu bảo vệ, liên tục gây hấn và cản trở lực lượng chấp pháp của Việt Nam cũng như gây khó khăn cho ngư dân nước ta khi khai thác hợp pháp trên ngư trường thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây đã như giọt nước tràn ly, xóa tan mọi nỗ lực đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Trước hành vi này, toàn thể dân tộc Việt Nam đã lên tiếng tố cáo hành động phi pháp của Trung Quốc.
Sáng 11/5, tại các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam… đã diễn ra các cuộc tuần hành mít ting phản đối Trung Quốc. Các cuộc tuần hành diễn ra trong không khí ôn hòa, trật tự với lượng người tham gia ngày một đông… Hưởng ứng cùng đồng bào cả nước, sáng 14/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã tổ chức mít tinh kịch liệt phản đối hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng nhấn mạnh: “Hội Nghề cá Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Cùng với ngư dân cả nước, chúng ta đấu tranh kiên trì, liên tục, yêu cầu Trung Quốc rút ngay, rút hết vô điều kiện giàn khoan HD-981 và toàn bộ tàu hộ tống ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam”.
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar, ngày 11/5/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam luôn mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Song Việt Nam cũng kiên quyết phản đối các hành động vi phạm, và bằng các biện pháp cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền, lợi ích chính đáng của mình.
Một vấn đề khác cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc đó là tín dụng cho ngành thủy sản được triển khai như thế nào và hiệu quả ra sao? Khi vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm, cá tra, những khoản nợ quá hạn tính đến 31/12/2013 sẽ được khoanh nợ, nghĩa là người vay không phải trả lãi, đồng thời có thể vay vốn tiếp tục kinh doanh. Đối với người nông dân, đây được coi như “nắng hạn gặp mưa rào”, giúp họ có thêm nguồn vốn tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, để chính sách đi vào cuộc sống và có hiệu quả thiết thực, theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước, thì phải có quy hoạch từng nhóm ngành, từng vùng sản xuất, có sự liên kết từ đầu vào tới đầu ra; khi đó tín dụng sẽ bền vững, thậm chí không cần thế chấp ngân hàng vẫn có thể cho vay để phục vụ sản xuất.
Cùng đó, Nghị định về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra đã được Chính phủ chính thức ban hành, có hiệu lực từ 20/6/2014, khẳng định cá tra là ngành sản xuất có điều kiện và đặt Hiệp hội Cá tra Việt Nam vào vị trí rất quan trọng. Tất cả mở ra những kỳ vọng song cũng cần không ít thời gian chờ đợi; Đồng thời, đưa lại nhiều hy vọng cho các doanh nghiệp và người dân trong việc thiết lập kỷ luật cho thị trường cá tra xuất khẩu, đặc biệt là tình trạng bán phá giá…
Ngoài ra, còn nhiều chuyên mục hấp dẫn và đặc sắc. Mời quý độc giả đón đọcTạp chí Thủy sản Việt Nam số 10 (phát hành ngày 16/5/2014).
Trân trọng!
Để đặt mua báo. Xin liên hệ:
Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:
Mrs Nguyệt Nga: 098.453.99.88098.453.99.88
Mrs Vũ Na: 097 823 3492097 823 3492; (04) 37711756(04) 37711756
Email:nga@thuysanvietnam.com.vn ; vunathuysan@gmail.com ; phqc@thuysanvietnam.com.vn
hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau:
Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.