Họ Cá khế là họ có số loài lớn, ở Việt Nam có khoảng 62 loài, trong đó có khoảng 23 loài cá kinh tế. Các loài cá trong họ Cá khế sống ở tầng nổi ven bờ, cá có kích thước tương đối thấp hoặc vừa, sức sinh sản cao, tập trung ở các khu vực nước nông, các cửa sông, những nơi phong phú thức ăn. Họ này phân bố rất rộng, dùng làm thực phẩm, có giá trị kinh tế tương đối lớn.
Tóm tắt
Trong bài báo này chúng tôi cung cấp các dẫn liệu mới về thành phần loài sán lá ký sinh ở 14 loài cá thuộc họ Cá khế (Carangidae) từ Hải Phòng đến Quảng Bình. Qua phân tích 127 mẫu cá chúng tôi ghi nhận và mô tả 4 loài sán lá bổ sung cho khu hệ sán lá ký sinh ở cá biển của Việt Nam: Hemiurus arelisci vàParahemiurus sp.(thuộc họ Hemiuridae), Cetiotrema carangis,(thuộc họ Gorgoderidae), và Stephanostomum ditrematis (thuộc họ Acathocolpidae). Đây là các loài ký sinh ở 3 loài cá:cá Ngân– Alepes kalla, Cá Bè- Scomberoides lysan và Cá Cam sao- Seriola dumerili.
Abstract. In this paper we provide novel data on the trematodeparasites on 14 species of the family Carangidae from Hai Phong southwards to Quang Binh Province. Based on the examination of 127 fishes, we record and described four additional species for the trematode fauna of Vietnam: Hemiurus arelisci andParahemiurus sp. (Hemiuridae), Cetiotrema carangis,(Gorgoderidae), andStephanostomum ditrematis (Acathocolpidae).They parasitize three species of fish:Alepes kalla, Scomberoides lysan and Seriola dumerili.
Từ khóa: Họ Cá khế, sán lá ký sinh, phân loại học, vịnh Bắc bộ, Việt Nam.
I. Mở đầu
Họ Cá khế là họ có số loài lớn, ở Việt Nam có khoảng 62 loài, trong đó có khoảng 23 loài cá kinh tế. Các loài cá trong họ Cá khế sống ở tầng nổi ven bờ, cá có kích thước tương đối thấp hoặc vừa, sức sinh sản cao, tập trung ở các khu vực nước nông, các cửa sông, những nơi phong phú thức ăn. Họ này phân bố rất rộng, dùng làm thực phẩm, có giá trị kinh tế tương đối lớn.
Trong những năm của thập niên 60 đến 70 của thế hệ trước, các nhà ký sinh trùng học người Liên Xô như: Osmarin [16], Mamaev [14], Parukhin [17] và Lebedev [12] đã công bố thành phần loài sán lá ký sinh ở một số loài cá thuộc họ Cá khế vịnh Bắc Bộ, Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu thành phần sán lá ký sinh ở họ Cá khế (Carangidae) từ Hải Phòng đến Quảng Bình hiện nay có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
II. Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sán lá ký sinh ở các loài cá thuộc họ Cá khế tại: Hải Phòng (Đồ Sơn), Nam Định (Giao Thủy), Nghệ An (Diễn Châu), Quảng Bình (Đồng Hới). Các nghien cứu được tiến hành định kỳ vào các tháng 3, 5, 8, 10 năm 2012- 2014.
Mẫu cá biển được chụp ảnh và định loại tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Mẫu sán lá ký sinh được định hình trong nước biển, xử lý và bảo quản trong cồn 70%. Mẫu sán lá được nhuộm borat carmin, làm kiệt nước qua các bước cồn etanol 70, 80, 95 và 100% và gắn nhựa dính canada. Mẫu vật được bảo quản tại phòng Ký sinh trùng học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Bảng 1. Thành phần loài cá nghiên cứu thuộc họ cá Khế (Carangidae)
III. Kết quả và thảo luận
1. Hemiurus arelisci Yamaguti, 1938
Vật chủ: cá Bè (Scomberoides lysan)
Nơi ký sinh: Dạ dày.
Mô tả (trên 7 mẫu vật):
|
Cơ thể dạng ô van dài, phần trước cơ thể ngắn; bề mặt cơ thể có nếp nhăn, có ecsoma; mút đuôi nhọn. Cơ thể dài 1,040-1,264 mm, cơ thể có chiều rộng lớn nhất ở vùng buồng trứng 0,160-0,204 mm, tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài cơ thể từ 14,6-17,5%. Giác miệng hình ô van, ở gần mút trước cơ thể, kích thước 0,028-0,052 x 0,032-0,048 mm. Hầu nhỏ, dạng tròn hoặc ô van, nằm ngay sau giác miệng, kích thước 0,018-0,024 mm. Thực quản rất ngắn. Ruột kéo dài về phía sau gần cuối cơ thể. Giác bụng lớn nằm gần giác miệng, kích thước 0,098-0,124 x 0,098-0,128 mm. Tỷ lệ giữa 2 giác là 1: 1,83-2,38. Ecsoma dài 0,186-0,288 mm. Hai tinh hoàn phân bố cái trước cái sau liền nhau ở nửa phía trước cơ thể, có dạng tròn. Tinh hoàn trước có kích thước 0,056-0,068 x 0,056-0,066 mm; tinh hoàn sau có kích thước 0,052-0,064 x 0,056-0,064 mm. hoàn phân bố cái trước cái sau liền nhau ở nửa phía trước cơ thể, có dạng tròn. Tinh hoàn trước có kích thước 0,056-0,068 x 0,056-0,066 mm; tinh hoàn sau có kích thước 0,052-0,064 x 0,056-0,064 mm.
Túi chứa tinh chia làm 2 phần, dạng ôvan, kích thước 0,072-0,98 x 0,052-0,68 mm, nằm phía trước tinh hoàn.
Túi sinh dục mảnh, dài, chứa phần phụ sinh dục. Phần phụ sinh dục mảnh, dài, thẳng, dạng sợi, bao gồm ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, ống phóng tinh dày và ống dẫn trứng đổ ra ở bể sinh dục nằm ngay mép sau giác miệng. Buồng trứng dạng tròn, có kích thước 0,052-0,066 x 0,050-0,068 mm. Tuyến noãn hoàng gồm 2 noãn hoàng, nằm ngay sau buồng trứng. Tử cung bao gồm các nếp gấp kéo dài sang phần ecsoma. Trứng nhiều, nhỏ, dạng ô van, kích thước 0,022-0,026 (22,5) x 0,012-0,014 (13,0) mm (n=30).
Loài H.arelisci được Yamaguti (1938) [22] mô tả ở cá Cynoglossus purpureomaculatus (Cynoglossidae) ngoài khơi Nhật Bản. Năm 2011, tác giả Nguyễn Văn Hà phát hiện lần đầu tiên trên cá biển Việt Nam (cá bè – Scomberoides lysan) ở vịnh Hạ Long, Quảng Ninh [15].
2. Parahemiurus sp.
Vật chủ: cá Ngân (Alepes kalla)
Hình 2. Parahemiurus sp. (theo Nguyễn Văn Hà, 2011)
|
Nơi ký sinh: Dạ dày.
Mô tả (trên 10 mẫu vật):
Cơ thể dạng ô van dài, phần trước cơ thể ngắn; bề mặt cơ thể có nếp nhăn, có ecsoma; mút đuôi nhọn. Cơ thể có chiều dài 1,100-1,240 mm, chiều rộng có kích thước lớn nhất ở khoảng ngay sau buồng trứng có kích thước 0,226-0,308 mm, chiếm tỷ lệ 22,4-23,3% chiều dài cơ thể, ecsoma dài 0,284-0,344 mm. Giác miệng hình ô van, ở gần mút trước cơ thể, kích thước 0,200-0,264 x 0,140-0,200 mm. Hầu lớn, nằm ngay sau giác miệng, kích thước 0,124-0,128 x 0,048-0,078 mm. Thực quản rất ngắn, ruột kéo dài về phía sau vào phần ecsoma. Giác bụng nằm tiếp giáp với hầu, kích thước 0,124-0,148 x 0,146-0,160 mm. Tỷ lệ giữa giác miệng và giác bụng là 1: 0,93-1,06.
Hai tinh hoàn chồng lên nhau, cái trước cái sau ở phía sau giác bụng; tinh hoàn trước có kích thước 0,096-0,098 x 0,100-0,112 mm; tinh hoàn sau có kích thước 0,098-0,102 x 0,100-0,110 mm. Túi chứa tinh có dạng ô van, kích thước 0,106-0,120 x 0,048-0,064 mm. Túi sinh dục mảnh, dài, chứa phần phụ sinh dục. Buồng trứng nằm dưới sau tinh hoàn, có kích thước 0,060-0,068 x 0,076-0,088 mm. Tuyến noãn hoàng gồm 2 noãn hoàng, nằm ngay sau buồng trứng. Trứng nhỏ, dạng ô van,kích thước 0,020-0,022 (0,021) x 0,010-0,014 (0,011) mm (n=30).
3. Stephanostomum ditrematis (Yamaguti, 1939) Manter, 1947
Vật chủ: cá Cam sao (Seriola dumerili).
Nơi ký sinh: dạ dày.
Mô tả (trên 3 mẫu vật):
Cơ thể dài, mảnh, hẹp ở vùng trước hầu, 2 mép cơ thể song song với nhau ở phần sau cơ thể, chiều rộng lớn nhất ở vùng giác bụng. Cơ thể dài 4,580-5,682 mm; rộng 0,274-0,380 mm, chiều rộng bằng 5,7-6,9% chiều dài cơ thể. Vùng ngay sau giác miệng không phủ gai, phần còn lại của cơ thể phủ gai dày. Các gai phát triển nhất ở vùng cổ, dài, nhọn, hơi cong, có chân gai tròn và thô. Kích thước các gai giảm dần về phía sau cơ thể, nhưng vẫn có thể nhìn thấy ở mút cuối cơ thể. Giác miệng có chiều rộng lớn hơn chiều dài, khoẻ, dạng bát, nằm ở mút trước cơ thể, kích thước 0,088-0,112 x 0,140-0,170 mm; có 2 vòng gai xếp so le, mỗi hàng 18 gai. Các gai miệng chắc, khoẻ, hướng ra phía sau; các gai ở mặt bụng hơi ngắn hơn các gai ở mặt lưng. Giác bụng lồi lên, hình cầu, kích thước 0,246-0,300 x 0,250-0,282 mm, tỷ lệ hai giác là 1:1,58-1,77. Trước hầu dài 0,578-0,602 mm. Hầu dài và hẹp, kích thước 0,184-0,210 x 0,054-0,100 mm, tỷ lệ chiều rộng của hầu và giác miệng 1:1,98-2,59. Thực quản ngắn, có thành hơi dày. Ruột chẽ đôi ngay trước giác bụng, kéo dài đến tận mút sau cơ thể. Phần trước cơ thể dài 0,876-1,032 mm, chiếm 16,7-18,2% chiều dài cơ thể.
Hình 3. Stephanostomum ditrematis (Yamaguti, 1939) Manter, 1947 (Theo Bartoli & Bray, 2001 [1])
A. Hình dạng chung; B. Phần đầu cơ thể
Hai tinh hoàn hình ôvan-dài, nằm riêng rẽ, cái nọ tiếp sau cái kia ở phần sau cơ thể. Kích thước tinh hoàn trước 0,440-0,682 x 0,158-0,244 mm; tinh hoàn sau 0,492-0,658 x 0,174-0,256 mm. Túi giao phối dài, mảnh, kích thước 0,862-1,384 x 0,066-0,102 mm; có túi chứa tinh trong hình ống, cơ thắt nằm giữa túi chứa tinh và tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt uốn, thành dày, nối với ống phóng tinh bởi một ống cơ khoẻ. Ống phóng tinh dài, cuộn lại, hình ống. Âm đạo rất dài, kích thước 0,622-0,804 mm. Lỗ huyệt nằm sau chỗ nhánh ruột chẽ đôi, ngay trước giác bụng. Buồng trứng tròn hoặc ôvan, nằm ngay phía trên tinh hoàn trước, kích thước 0,136-0,200 x 0,140-0,244 mm. Tuyến noãn hoàng dạng nang, gồm các bao noãn nhỏ, dày đặc ở mặt bụng và mặt lưng, bao phủ toàn bộ phần sau của cơ thể từ khoảng giữa của túi giao phối nhưng không bao trùm lên các tinh hoàn và buồng trứng. Trứng lớn, hình ovan, có thành mỏng, kích thước 0,048-0,062 x 0,022-0,032 mm.
Nhận xét: Loài S. ditrematis được phát hiện lần đầu tiên ở cá Ditrema temmincki ngoài khơi Nhật Bản, sau đó được phát hiện ở nhiều vùng địa lý khác nhau và trên nhiều vật chủ khác nhau (William et al., 1988, 1996) [21]. Parukhin (1966) [15] phát hiện loài này ký sinh trên 2 loài vật chủ Seriola dumerili và Seriolina nigrofasciata ở ngoài khơi biển Đông. Loài này cũng được phát hiện ở biển Đài Loan (Wang, 1987, theo Liu et al., 2010) [13].
Đến nay, đã phát hiện tổng số 118 loài sán lá của giống Stephanostomum (Bartoli & Bray, 2001, 2004; Bartoli, Gibson & Bray, 2004; Bray & Cribb, 2003, 2004, 2006, 2008; Bray, Cribb, Waeschenbach & Littlewood, 2007) [3] [8]. Năm 2011, Nguyễn Văn Hà đã phát hiện loài này ký sinh trên vật chủ cá cam tại vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam [15].
4. Cetiotrema carangis (Mac Callum, 1913) Manter, 1970
Vật chủ: cá Bè (Scomberoides lysan).
Nơi ký sinh: bóng đái.
Mô tả (trên 5 mẫu vật):
Hình 4. Cetiotrema carangis (MacCallum, 1913) Manter, 1970 (theo Nguyễn Văn Hà, 2011) |
Cơ thể lớn, hình ô van dài; phần trước hẹp; phần sau rộng hơn; chiều dài cơ thể 3,120-4,778 mm; chiều rộng lớn nhất ở vùng giữa cơ thể, có kích thước 1,008-2,100 mm, bằng 27,5-33,9% chiều dài cơ thể. Giác miệng hình cầu, nằm ở mút trước cơ thể, có kích thước 0,312-0,360 x 0,332-0,556 mm. Giác bụng nằm ở giữa cơ thể, dạng tròn, có kích thước 0,262-0,300 x 0,274-0,318 mm, tỷ lệ giữa hai giác là 1:0,57-0,82. Phần trước cơ thể dài 1,570-2,130 mm, chiếm 43,9-49,3% chiều dài cơ thể. Thực quản ngắn, có chiều dài 0,186-0,198 mm. Vị trí nhánh ruột chẻ đôi đến mút trước cơ thể 0,500-0,558 mm, bằng 13,5-17,8% chiều dài cơ thể. Hai nhánh ruột kéo dài về phía sau dọc hai bên cơ thể.
Hai tinh hoàn nhỏ, hình ô van, hơi phân thùy, nằm sát hai nhánh ruột hai bên cơ thể ở phần sau và so le nhau. Tinh hoàn trước có kích thước 0,154-0,188 x 0,132-0,184 mm. Kích thước tinh hoàn sau 0,180-0,220 x 0,144-0,176 mm. Phần sau tinh hoàn dài 0,688-1,006 mm, chiếm 17,4-22,1%. Túi sinh dục dạng quả lê, kích thước 0,108-0,144 x 0,092-0,110 mm.
Lỗ sinh dục nằm ở khoảng giữa giác bụng và chỗ nhánh ruột chẽ đôi, ở trên trục giữa cơ thể. Buồng trứng hình tròn hoặc ô van, nằm chếch so với trục dọc cơ thể về phía bên phải, ngay sau tuyến noãn hoàng, kích thước 0,286-0,362 x 0,252-0,324 mm. Tuyến noãn hoàng gồm 2 bao noãn lớn có kích thước gần bằng nhau, nằm ngang nhau, chếch so với trục dọc cơ thể tạo thành chữ V, ở sau giác bụng, ngay trước buồng trứng; kích thước noãn hoàng trái 0,260-0,366 x 0,162-0,214 mm; noãn hoàng phải 0,264-0,350 x 0,152-0,202 mm. Tử cung gồm các nếp gấp nằm xen giữa các khoảng trống ở phía sau lỗ sinh dục nhưng không che lấp tinh hoàn và buồng trứng; phía cuối kéo dài ngang mút cuối nhánh ruột. Trứng hình ô van, kích thước 0,026-0,036 x 0,014-0,020 mm.
Nhận xét: Loài C. carangis được MacCallum (1913) mô tả lần đầu tiên có tên Distomum carangis. Yamaguti (1971) [23] đã chuyển loài này sang giống Gorgoderina. Năm 1947, Manter phát hiện 1 loài mới ở cá họ Carangidae và ông đã đặt tên là Phyllodistomum carangis, đến năm 1970 ông chuyển lại thành loài Cetiotrema carangis. Campbell (2008) [6] khi viết khóa phân loại của các giống của họ Gorgoderidae đã ghi rõ đặc điểm quan trọng của giống Cetiotrema là tử cung đi vào phần trước cơ thể và nằm trong hai nhánh ruột. Nguyễn Văn Hà năm 2011 lần đầu tiên phát hiện loài này trên cá biển Việt Nam [15].
LỜI CẢM ƠN: Công trình này được tài trợ kinh phí từ Đề tài Điều tra cơ bản, mã số VAST.ĐTCB.01/13-14 và Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106.15-2012.08.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bartoli P. & Bray R.A. (2001), “Contribution to the knowledge of species of the genus Stephanostomum Looss, 1899 (Digenea: Acanthocolpidae) from teleosts of the Western Mediterranean, with the description of S. gaidropsari n. sp”, Systematic Parasitology, 49: 159–188.
2. Bộ thủy sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Bray R. A., Gibson D. I. & Jones A. (Eds) (2008), Keys to the Trematoda. Volume 3. Wallingford: CABI Publishing and The Natural History Museum.
4. Buchmann K. (2007), An introduction to fish parasitological methods: Classical and Molecular techniques, Biofolia, 130p.
5. Đỗ Thị Như Nhung (2007), Cá biển (Bộ cá vược). Động vật chí Việt Nam, tập 17, Nxb. KHKT, Hà Nội.
6. Campbell R. A. (2008), “Family Gorgoderidae Looss, 1899. In: Bray et al. (2008), Keys to the trematoda”, Wallingford: CABI Publishing and The Natural History Museum, 191-214.
7. Froese, R. and Pauly, D. (Eds) (2005). FishBase. World Wide Web electronic publication. www.fishbase.org, version 5/2005.
8. Gibson, D. I., Jones A. & Bray, R. A. (Eds) (2002), Keys to the Trematoda. Volume 1. Wallingford: CABI Publishing and The Natural History Museum.
9. Harrison, I. J., and H. Senou (1997). Order Mugiliformes. Mugillidae. Mullets, p.2069-2108. In K. E. Carpenter and V. H. Niem (eds.), FAO species identification guide for fishery purposes. The living marine resources of Western Central Pacific. Vol. 4. Bony fishes part 2 (Mugillidae to Carangidae). FAO, Rome.
10. Heckmann R. A. (1980), “Parasites of Fishes, Methods of Examination and Examples” Proceedings Bonneville Chap. Am. Fish. Soc. Annual Meeting: 110-135.
11. Jones A., Bray R. A. & Gibson D. I. (Eds) (2005), Keys to the Trematoda. Volume 2. Wallingford: CABI Publishing and The Natural History Museum.
12. Lebedev B. I. (1970), Giun sán ký sinh ở cá biển Nam Trung hoa, Nxb. Khoa học. Matxcơva (tiếng Nga).
13. Liu S., Peng W., Gao P., Fu M., Wu H., Lu M., Gao J., Xiao J. (2010), “Digenean parasites of Chinese marine fishes: a list of species, host and geographical distribution”, Syst Parasitol., 75: 1-52.
14. Mamaev J. L. (1970), Giun sán ký sinh ở cá biển vịnh Bắc Bộ. Nxb. Khoa học Matxcơva (tiếng Nga).
15. Nguyễn Văn Hà (2011), Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài cá biển vịnh Hạ Long, Luận án Tiến sỹ sinh học, 141 tr.
16. Oshmarin P. G. (1965b), Helminthologia, 6:99-107. (in Russian)
17. Parukhin A. M. (1966c), New species of trematodes parasiting fish of the Gulf of Tonkin. Gelminto- fauna Zhivottnykh Yuzhnykh Morei. “Naukova Dumka” Kiev. (in Russian).
18. Sasaki, K. (2001), Sciaenidae. Croakers (drums), p. 3117-3174. In: K. E. Carpenter and V. H. Niem (eds.) FAO species identification guide for fishery purposes. The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol.5. Bony fishes part 3 (Menidae to Pomacentridae). Rome, FAO: 2791-3380.
19. Whitehead, P. J. P. (1985), FAO species catalogue. Vol. 7. Clupeoid fishes of the world (suborder Clupeioidei). An annotated and illustrated catalogue of the herrings, sardines, pilchards, sprats, shads, anchovies and wolf-herrings. Part 1- Chirocentridae, Clupeidae and Pristigasteridae. FAO fish. Synop, 125: 1-303.
20. William G. D, Williams E. H. and Williams L. B. (1988), “Digenetic trematodes of marine fishes of Okinawa, Japan”, J. Parasitol., 74(4): 638-645.
21. Williams E. H. and Williams L. B. (1996), Parasites of offshore big game fishes of Puertor Rico and the Western Atlantic, Sportfish Disease Project, 382p.
22. Yamaguti, S. (1938), Studies on the helminth fauna of Japan. Part 21. Trematodes of fishes, IV. Kyoto, 139p.
23. Yamaguti, S. (1971), Synopsis of digenetic trematodes of vertebrates, Tokyo: Keigaku Publishing Company.
Nguyễn Văn Tăng1*, Nguyễn Văn Hà2, Hà Duy Ngọ2, Phạm Văn Lực2
1Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, tangvn@yahoo.com*
2Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật