Hỏi – Đáp Thủy sản tháng 11/2015 (P. 4)

Chưa có đánh giá về bài viết

Hỏi: Khi cải tạo ao với loại đất nhiễm phèn và đất nhiễm mặn thì phải xử lý như thế nào? (Nguyễn Văn Minh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau)

Xem thêm Chuyên mục Hỏi – Đáp Thủy sản (Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Trả lời:

Đối với ao bị nhiễm phèn thì nên thực hiện: Tát cạn ao, dọn sạch nền đáy và chỉ vét bớt bùn nếu ao có quá nhiều bùn và để lại lớp bùn đáy khoảng 20 – 30 cm, tránh xì phèn. Dùng vôi bột với liều lượng 12 – 14 kg/100 m2 rải đều khắp nền đáy và bờ ao, sau đó bừa lại đáy ao cho vôi lẫn vào bùn để khoáng hóa đáy ao và nâng cao pH. Sau khi cải tạo ao, bạn phơi đáy 2 – 3 ngày. Không được phơi đáy lâu vì đáy ao nứt nẻ xì phèn sẽ thoát ra làm giảm pH ảnh hưởng đến vật nuôi. Kiểm tra pH ở mức 7 – 8 là đạt yêu cầu, pH < 7, tiếp tục bón thêm vôi 4 – 5 kg/100 m2.

 

Hỏi: Cá cỡ 300 g/con, xuất hiện nốt trắng đục ở mang, da, gốc vây có nhiều chỗ bị lở loét. Hỏi cá bị bệnh gì và phương pháp xử lý như thế nào? (Lê Văn Thắng, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội)

Trả lời:

Theo mô tả thì cá có triệu chứng bị bệnh trùng quả dưa do nguyên sinh động vật có tên là Ichthyopthirius gây nên. Bệnh này thường xảy ra khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa mưa. Trùng quả dưa thường ký sinh trên da, mang, vây của cá. Vị trí chúng ký sinh sẽ hình thành nhiều đốm màu trắng đục, có kích thước nhỏ, nhìn thấy bằng mắt thường. Những vị trí bị trùng quả dưa bám vào tạo có hội cho một số loại nấm phát triển, dễ gây lở loét.

Để phòng bệnh, cần cải tạo ao tốt trước và sau mỗi vụ nuôi để diệt mầm bệnh. Chọn giống khỏe mạnh. Trước khi thả nên tắm cá giống bằng muối ăn, nồng độ 2 – 3 ppm hoặc KMnO4, nồng độ 10 g/m3. Trị bệnh bằng phương pháp tắm cá bằng Formalin, 2 ngày/lần, nồng độ 250 ppm, trong khoảng 30 phút, tắm 3 lần liên tục.

Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!