Xuất bản ngày 16/4/2016.
Thưa quý vị bạn đọc!
Khai thác thủy sản là một trong những thế mạnh của thủy sản Việt Nam; không chỉ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập mà còn góp phần không nhỏ vào bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản thời gian qua đã gặp không ít thách thức, số lượng tàu thuyền gặp nạn trên biển gia tăng. Như năm 2014, cả nước ghi nhận gần 4.000 vụ tai nạn tàu cá, với hơn 2.300 người chết, mất tích và bị thương. Nguyên nhân phần nào do ảnh hưởng của thời tiết và do những bất lợi từ hoạt động khai thác thủy sản tại các vùng biển giáp ranh với các nước khác. Do đó, việc kêu gọi ngư dân trong việc khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không kiểm soát hết sức cần thiết và Việt Nam đã và đang phối hợp với các nước triển khai hiệu quả vấn đề này. Đây cũng chính là nội dung chủ đạo tại cuộc họp Hội đồng Giám đốc Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã diễn ra tại Khánh Hòa trong đầu tháng 4 vừa qua.
Còn với tình hình nuôi trồng thủy sản, phải kể đến thực trạng thương lái Trung Quốc đã ồ ạt thu mua cá tra của Việt Nam. Đây không hẳn là tín hiệu đáng mừng và có tính bền vững với thị trường cá tra hiện nay; các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, người nuôi cần hết sức cảnh giác không nên thả nuôi mà không có kiểm soát; bởi, Trung Quốc thường xem nhẹ vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm và thu mua không ổn định.
Không chỉ vậy, vấn đề nuôi trồng thủy sản hiện nay ngoài việc phải thích ứng với hạn hán và xâm nhập mặn, còn đối diện với “ma trận” kháng sinh. Do việc quản lý sản xuất, kinh doanh thuốc, hóa chất còn lỏng lẻo, người dân lại chưa có ý thức trong việc sử dụng; theo đó, hàng loạt sản phẩm tôm, cá khi mang đi xuất khẩu đều bị cảnh báo và trả về bởi phát hiện nhiễm chất cấm.
Ngoài ra, trên Tạp chí Thủy sản Việt Nam số ra ngày 16/4 cũng sẽ đề cập đến những nội dung về tình hình nuôi trồng thủy sản tại một số địa phương; những bài viết khoa học, kỹ thuật, tư vấn tiêu dùng… Mời quý quý vị đón đọc!
Trân trọng!
Để đặt mua báo. Xin liên hệ:
Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:
Điện thoại: 043 77 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau:
Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.