T2, 06/07/2020 12:27

Thủy sản gắn với xây dựng nông thôn mới

Chưa có đánh giá về bài viết

Nhiều năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã thúc đẩy phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khá hiệu quả, tăng trưởng đều với cả diện tích, sản lượng… Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế. Để khắc phục điều này, nhiều ý kiến cho rằng cần gắn tái cơ cấu thủy sản với xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay.

Nhiều thành tựu

Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đạt nhiều thành tựu quan trọng: Giai đoạn 2011 – 2015 huy động 6.048,81 tỷ đồng (trong đó, vốn ngân sách 1.591,839 tỷ đồng, dân 585,683 tỷ đồng, doanh nghiệp 962,292 tỷ đồng, tín dụng 2.775 tỷ đồng và huy động khác 134,296 tỷ đồng).

Thủy sản gắn liền xây dựng nông thôn mới

 8 tháng đầu năm 2016, vốn huy động cho chương trình là 771.957 triệu đồng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất;bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới;kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển đồng bộ; văn hóa, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư đúng mức; đào tạo nghề và tạo việc làm cho gần 40.000 lao động ở nông thôn, cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch đúng hướng (từ 64,98% năm 2010 xuống còn 59,68% năm 2015). Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện, năm 2015, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 23,87 triệu đồng/năm (tăng 1,56 lần so năm 2010); tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng điện đạt 96,4%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 44,8%;tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền khu vực nông thôn đạt 98,36%;bình quân mỗi năm giảm 3,15% hộ nghèo theo tiêu chí cũ (năm 2015,hộ nghèo khu vực nông thôn chiếm 3,23% và hộ cận nghèo chiếm 3,52%) và theo tiêu chí mới khu vực nông thôn có 26.538 hộ nghèo(chiếm tỷ lệ 18,58%)và 11.137 hộ cận nghèo(chiếm tỷ lệ 7,87%); các cơ sở sản xuất, kinh doanh có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng NTM vẫn đang bộc lộ một số hạn chế, tồn tại như: Một số tiêu chí (quy hoạch, giao thông, thủy lợi, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội) còn bất cập; công tác vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức còn đơn điệu, thiếu chiều sâu; một số cơ chế, chính sách không phù hợp chậm được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh. Cạnh đó, nguồn lực từ Trung ương hỗ trợ cho Chương trình còn rất thấp so với yêu cầu thực tế; một số huyện, cơ sở còn chạy theo thành tích nên có biểu hiện huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn, không có khả năng thanh toán cho doanh nghiệp (huyện Phước Long còn nợ 397,4 tỷ đồng); ở một số xã việc xây dựng một số tiêu chí còn máy móc, kém hiệu quả, thậm chí gây lãng phí nguồn lực…

 Thúc đẩy phát triển thủy sản

Tập trung NTTS với ưu tiên phát triển các đối tượng chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, nhuyễn thể) đa dạng hóa đối tượng nuôi (tôm càng xanh, cá chình, cá bống tượng, cá kèo, Artemia…) và phương pháp nuôi (nuôi luân canh, nuôi chuyên, nuôi kết hợp nhiều đối tượng trên diện rộng và quy mô nhỏ) với cơ cấu diện tích và sản lượng nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng, tiểu vùng; trong đó, ưu tiên phát triển các mô hình nuôi siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, nuôi tôm sinh thái (tôm – rừng, tôm – lúa).

Xác định mô hình nuôi tôm siêu thâm canh là điểm nhấn, tạo bước đột phá trong NTTS của tỉnh, phấn đấu đạt quy mô diện tích 500 ha, sản lượng tôm nuôi siêu thâm canh 50.000 tấn vào năm 2020; khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu hợp tác liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm sạch, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu truy xuất nguồn gốc tôm, đảm bảo an toàn thực phẩm…

Trong xây dựng NTM, tập trung xử lý khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản của huyện Phước Long. Tỉnh cũng đề xuất Chính phủ và các Bộ, Ngành sửa đổi Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM phù hợp với tình hình mới; tăng thêm nguồn lực phân bổ cho Chương trình; chính sách tín dụng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng cho vay dài hạn, lãi suất ưu đãi; phân bổ nguồn vốn theo hướng phân bổ đầu tư cho cả giai đoạn và điều kiện thực tế của từng vùng, miền khác nhau. Sớm xem xét ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các huyện được Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo về xây dựng NTM.

 

Tính đến tháng 8/2016, toàn tỉnh Bạc Liêu có 11 xã đạt 19 tiêu chí (trong đó 8 xã được công nhận); 9 xã đạt 15 – 18 tiêu chí; 27 xã đạt 10 – 14 tiêu chí và 2 xã đạt 5 – 9 tiêu chí (trung bình toàn tỉnh đạt 14,35 tiêu chí/xã, tăng 0,55 tiêu chí so cuối năm 2015).

Kim Yến

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!